>> TRANG CHỦ

Danh mục

 Giới thiệu

 Lịch sử Phát triển

 Tổ chức hệ phái

 Thông báo

 Bản tin hệ phái

 Tin Karate Việt Nam

 Tin Karate thế giới

 Võ đạo

 Kiến thức Karate

 Nhân vật hệ phái

 Thành viên hệ phái

 Danh bạ Karateka Sc

 Thư viện ảnh

 Danh từ kỹ thuật

 Video Tư liệu

 Kihon Karate

 Kỹ thuật Kata

 Kỹ thuật Kumite

 Binh khí Karate

 Xử lý chấn thương

 Kỷ yếu hệ phái


Hỗ trợ trực tuyến

Phone 0903.514.752

Trực tuyến trên site

 Khách: 015
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 015
 Hits 007134893
IP của bạn: 172.71.194.185

Bình chọn

Bạn đến với Sc Karate vì

 Rèn luyện sức khỏe
 Yêu thích võ thuật
 Mong muốn tự vệ
 Thành tích thể thao
 Tìm hiểu võ đạo Nhật bản
 Chỉ tình cờ
 Lý do khác



Kết quả
Những thăm dò khác

Bình chọn: 799
Thảo luận: 12


Tin tức Site được cập nhật vào: 2020-10-26 11:00:56
Ishi no fune wa tsuini ukabazu (Cuối cùng thuyền đá cũng không chịu nổi lên)
06.06.2013 18:47

Xem hình
Đây là câu nói nổi tiếng của Yagyū Muneyoshi, hiệu là Sekishūsai (Sekishū là cách đọc khác của Ishi no fune, thuyền đá) và cũng là quan điểm sống thú vị của Sekishūsai.

Xã hội Nhật Bản đương thời là một xã hội trọng võ nghệ. Phàm kẻ nào biết chút võ công, kiếm pháp đều có thể mở được đường công danh hiển hách, được các chư hầu lớn nhỏ mời gọi. Có người xuất thân với bàn tay trắng, dùng võ nghệ mà được hiển hách với bổng lộc trăm vạn hộc. Kẻ biết võ thời đó, có chí thì theo thờ các lãnh chúa (Daimyō), thất chí thì mở võ đường dạy con em các Samurai, lãnh chúa hay bá tánh trong vùng để kiếm cơm qua ngày. Tựu trung, những kẻ cầm kiếm đương thời và biết chút "nghệ" thì không phải lo đến cái ăn. Và được một vị lãnh chúa, Tướng quân nào đó mời gọi để nhận bổng lộc nghìn hộc cũng là mơ ước của lắm kẻ cầm kiếm đương thời.
 
Nhưng đối với Yagyū Sekishūsai thì lại khác, từ lúc chỉ là một lãnh chúa nhỏ ở xứ Yamato, ông đã được lắm chư hầu chèo kéo nhưng đều từ chối hết. Họ Yagyū vốn là một hào tộc ở xứ Yamato nhỏ bé ở miền Tây nước Nhật. Từ thời Chiến quốc, đã có lắm thế lực nhòm ngó, muốn thôn tính vùng đất này nhưng nhờ vào tài lãnh đạo khéo léo của Sekishūsai mà xứ này chưa một lần trải qua nạn binh đao.
 
Thời Chiến quốc, quần hùng cát cứ bốn phương và thôn tính lẫn nhau nên không ai nói trước được kẻ đứng vững sau cùng là người nào. Vì vậy Sekishūsai không chọn theo hầu một vị Daimyō nào cả là một điều hợp lý, dù nó đi ngược lại với lòng ham muốn công danh, sự nghiệp của phần đông kẻ võ nghệ thời đó. Nếu theo một chư hầu nào, đến khi chư hầu đó thất thế thì xứ sở tránh sao được cảnh bị cướp bóc, thiêu hủy làng mạc. Nhưng xứ Yamato trải qua mấy trăm năm, đến tận ngày nay vẫn còn xanh tốt với những cánh rừng nguyên thủy, âu cũng phần lớn nhờ vào sự sáng suốt của Sekishūsai vậy.
 
Sau trận hợp chiến Sekigahara, thiên hạ rơi vào tay Tướng quân Tokugawa Ieyasu. Lúc bấy giờ loạn lạc đã không còn, đất nước quy về một mối nên Sekishūsai mới để con trai là Yagyū Munenori theo thờ họ Tokugawa, nhận chức Chỉ nam dạy kiếm cho con cháu Tướng quân, nhận bổng lộc hơn vạn hộc, con cháu đời đời hưởng phúc.
 
Việc Yagyū Sekishūsai thờ ơ với thế cuộc, sớm lui về ở ẩn phần nào cũng nói lên ảnh hưởng của công án "vô đao" mà sư phụ Kami Izumi để lại cho ông. Vì vậy ông tự nhận mình là "thuyền đá", chỉ chìm ở đáy nước chứ không nổi lên mặt như thiên hạ. Ông cho rằng binh pháp (võ nghệ) của mình không dùng để xuất thế lập thân ở thế gian phù phiếm như nhiều người vẫn quan niệm. Nhân sinh quan này quả độc đáo và trái ngược với quan niệm của đa số con người thời đó lẫn đương đại. Phàm là kẻ có chút tài năng, hoặc giả là không có, người ta đều cố gắng để biến nó thành tiền tài vật chất, để được nổi danh. Nhưng Sekishūsai đã không chọn cách làm như vậy, nhưng con cháu ông vẫn đời đời được hưởng phúc. Âu cũng là cách nhìn nhận của bậc cao nhân đã đạt cảnh cực ý của binh pháp (võ nghệ) vậy. Hưởng được cái thực ở chỗ thiên hạ không hưởng được.


phu minh (Theo Sưu tầm)



Gửi qua YM

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Gửi tin
Lên đầu trang

Tìm kiếm

FB: Suzucho Karate-Do Ryu


Tiện ích trên site



Lịch vạn sự

Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Dụng nhân như dụng mộc
Khổng Tử