>> TRANG CHỦ

Danh mục

 Giới thiệu

 Lịch sử Phát triển

 Tổ chức hệ phái

 Thông báo

 Bản tin hệ phái

 Tin Karate Việt Nam

 Tin Karate thế giới

 Võ đạo

 Kiến thức Karate

 Nhân vật hệ phái

 Thành viên hệ phái

 Danh bạ Karateka Sc

 Thư viện ảnh

 Danh từ kỹ thuật

 Video Tư liệu

 Kihon Karate

 Kỹ thuật Kata

 Kỹ thuật Kumite

 Binh khí Karate

 Xử lý chấn thương

 Kỷ yếu hệ phái


Hỗ trợ trực tuyến

Phone 0903.514.752

Trực tuyến trên site

 Khách: 019
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 019
 Hits 005663595
IP của bạn: 172.70.35.103

Bình chọn

Bạn đến với Sc Karate vì

 Rèn luyện sức khỏe
 Yêu thích võ thuật
 Mong muốn tự vệ
 Thành tích thể thao
 Tìm hiểu võ đạo Nhật bản
 Chỉ tình cờ
 Lý do khác



Kết quả
Những thăm dò khác

Bình chọn: 793
Thảo luận: 12


Tin tức Site được cập nhật vào: 2020-10-26 11:00:56
Bản tính tạo nên sự chí khí
07.06.2013 04:36

Xem hình
Đạo đức là một phẩn chất cốt yếu giúp chúng ta phân biệt được con người và con vật. Có vô số con đường dẫn chúng ta đến mục tiêu đạo đức, có thể là con đường tôn giáo như đạo Phật, đạo Shinto, đạo Nho, hay là những con đường nghệ thuật như thư pháp, cắm hoa…

Bất kỳ con đường nào cũng đưa con người trở lại với “tính bản thiện”. Một bài thơ cổ của Nhật có nói: “Có nhiều lối mòn quanh chân núi. Lối nào cũng đưa ta đến đỉnh núi cao để ngắm được cảnh đẹp mặt trăng.”Trong số những con đường này có cả những con đường khổ luyện và một trong những con đường đó là Budo. Bản chất nguy hiểm của Budo đòi hỏi người luyện tập phải giữ vững tinh thần trong suốt quá trình huấn luyện. Những ai đã chọn con đường Budo cần phải tâm niệm rằng họ phải luyện tập với trái tim nhân hậu. Nếu không đó sẽ là một con đường hủy diệt, quan niệm này được gọi là Setsuninto hoặc là thanh kiếm sát nhân.

Đã có nhiều minh chứng trước đây về các kiếm sĩ đã chọn những con đường dẫn họ đến nhiều tình cảnh bất hạnh chỉ vì họ đã không giữ được lòng trung thực, ngay thẳng. Vì thế nếu chúng ta luôn luyện tập với một trái tim trong sáng thì ta sẽ đủ tự tin để hóa giải hận thù và để đương đầu hay giải quyết những mâu thuẫn bằng con đường hòa bình. Đó là một quan niệm trong kenjutsu (võ kiếm) được gọi là katsujinken hay thanh kiếm mang lại sự sống.

Bushido, con đường chiến binh, bao hàm trọn cuộc đời chỉ theo một hướng thanh liêm và chánh trực. Nói cách khác Budo làm cho ta thấm nhuần tinh thần hy sinh. Tinh thần đó giúp ta cống hiến cuộc đời ta mà không hề hối tiếc cho những người hiểu được giá trị của sự quý giá của con người. Trong tiếng Nhật có câu rất hay là: “Một Samurai sẵn sàng hy sinh mạng sống cho những ai thật sự hiểu họ”. Chúng ta có thể nói bushido truyền đạt ý nghĩa sống trung trực và thái độ kính trọng người trên và nhường nhịn người dưới.

Nhiều người sẽ tự hỏi rằng liệu chăng Bushido dạy con người chỉ biểu lộ tình cảm với người mà ta cho là thấu hiểu ta? Thực chất, Bushido đề cập đến sự bày tỏ tình cảm vốn dĩ đã có sẵn trong mỗi người cho tất cả mọi người bất kể mối quan hệ xã hội hay vị thế của họ là gì. Và việc người đó đối xử với người xung quanh sẽ giống như cách người đó đối xử với những người tôn trọng và yêu thương anh ta.

Tinh thần Bushido gợi nhớ đến những ngày tháng oai hùng của các chiến binh Samurai. Nhưng tinh thần này không chỉ dành cho những người tập võ. Chúng ta dễ dàng nhận ra nó trong cuộc sống thường nhật ngày nay trong hình ảnh những người phải làm những công việc mà người khác không muốn làm, những người hiến tặng gia tài để đeo đuổi mục đích làm cuộc sống tốt đẹp hơn. Tất cả họ đều bình dị và đều không phải là những võ sĩ với kiếm và thương trong tay.

Thực tế, liệu xã hội sẽ ra sao nếu tất cả chúng ta đều mong chờ người khác hi sinh cho mình? Một ví dụ về một người đàn ông đã tận dụng sự khó khăn của người khác để làm giàu. Anh ta có thể rất giàu nhưng rồi những đồng tiền ấy sẽ bị tiêu xài phung phí. Hay như những người bỗng được thừa hưởng một khối gia sản kếch sù sẽ trở nên buồn chán và tiêu hết vào bài bạc cũng như bị lợi dụng để bòn rút tiền bạc từ những người xung quanh.

Saigo Takamori (1827 – 1877), một Samurai nổi tiếng, đã từng nói: “Đừng cho con cháu thừa kế bất cứ thứ gì”. Tôi hoàn toàn đồng ý với ông. Vượt qua những thử thách trong cuộc sống sẽ tạo nên ý chí và nhân cách của con người. Không ai có thể hiểu được một cách thấu đáo thế nào là lòng tốt không vụ lợi từ người khác nếu như anh ta không tự mình trải nghiệm nó. Cũng như cây cối được trồng trong nhà sẽ trở nên yếu đuối khi được dời ra nắng, trong khi những bông hoa dại bên đường mới chính là những bông hoa có thể chống chọi lại với mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt mà thôi.

Trong hàng triệu năm, các sinh vật sinh ra và chết đi, để lại sau nó là thế hệ nối tiếp. Phật giáo gọi nó là sự luân hồi. Chúng ta được ban tặng một cuộc đời quá ngắn ngủi, 100 năm được xem là thời gian lâu nhất có thể của một đời người. Cũng như khi bạn đốt 1 que diêm, ngọn lửa sẽ bùng cháy và tắt ngay trong vài giây nhưng ngọn lửa của que diêm ấy đem lại cho cuộc đời thì sẽ còn mãi.

Trong chương “Michi” của cuốn Mujo Dozen ta được biết rằng một mặt tuyệt vời nhất của nhân cách con người đó là kí ức về người ấy trong trí nhớ của chúng ta. Một bài thơ viết về cuộc sống ngắn ngủi như sau:
“Con người nên có một trái tim nhân hậu, Vì cuộc sống của chúng ta mỏng manh như một giọt sương trên cánh hoa vào buổi sớm”

Bình minh là một ví dụ tuyệt vời cho chúng ta; nó xuất hiện vào buổi sáng và tan biến vào buổi chiều tà, nhưng cuộc sống của chúng ta có thể còn ngắn hơn như thế nhiều. Vì thế, chúng ta nên tạo ra một ngày mới với những hành động có ích và xứng đáng để chúng ta sẽ không bao giờ tiếc nuối vì để nó trôi qua nhanh chóng.

Mỗi người đếu có một mục đích sống cho riêng mình. Sự thành công phụ thuộc rất nhiều vào cá nhân họ. Đã có nhiều dẫn chứng về những người hoàn toàn không có mục đích sống cho riêng mình và rồi họ dễ dàng bị mất đi tất cả hệt như giọt sương mai khi nắng lên…

(Risuke Otake`s book – Katori Shinto-ryu Warrior)






Gửi qua YM

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Gửi tin
Lên đầu trang

Tìm kiếm

FB: Suzucho Karate-Do Ryu


Tiện ích trên site



Lịch vạn sự

Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Kẻ hay hiếu danh, việc làm thường giả dối
Lả Khôn