>> TRANG CHỦ

Danh mục

 Giới thiệu

 Lịch sử Phát triển

 Tổ chức hệ phái

 Thông báo

 Bản tin hệ phái

 Tin Karate Việt Nam

 Tin Karate thế giới

 Võ đạo

 Kiến thức Karate

 Nhân vật hệ phái

 Thành viên hệ phái

 Danh bạ Karateka Sc

 Thư viện ảnh

 Danh từ kỹ thuật

 Video Tư liệu

 Kihon Karate

 Kỹ thuật Kata

 Kỹ thuật Kumite

 Binh khí Karate

 Xử lý chấn thương

 Kỷ yếu hệ phái


Hỗ trợ trực tuyến

Phone 0903.514.752

Trực tuyến trên site

 Khách: 016
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 016
 Hits 006136504
IP của bạn: 172.70.38.171

Bình chọn

Bạn đến với Sc Karate vì

 Rèn luyện sức khỏe
 Yêu thích võ thuật
 Mong muốn tự vệ
 Thành tích thể thao
 Tìm hiểu võ đạo Nhật bản
 Chỉ tình cờ
 Lý do khác



Kết quả
Những thăm dò khác

Bình chọn: 794
Thảo luận: 12


Tin tức Site được cập nhật vào: 2020-10-26 11:00:56
Lịch sử Karate hiện đại
07.06.2013 07:52

Xem hình
Tháng 5 / 1922 môn võ Tode (tote) của Okinawa Shima, lần đầu tiên được tổ chức biểu diễn tại Phòng TDTT Quốc gia dưới sự bảo trợ của Bộ giáo dục Nhật Bản.

Người được mời biểu diễn và trình bày môn võ Tote là Thầy Gichin Funakoshí Shihan, lúc bấy giờ Thầy Funakoshi là Chủ tịch hội võ thuật cấp tiến xã hội Okinawa (Okinawa Shobu Kai).
Tode (tote) Te có nghĩa là tay, nó là một loại võ tự vệ đã được phát triển qua nhiều thế kỷ ở Okinawa, sở dĩ võ Tode xâm nhập vào đảo này là do sự liên hệ thương nghiệp giữa Okinawa với triều đại nhà Minh Trung quốc, cho nên nó có ảnh hưởng ít nhiều kỹ thuật của người Trung hoa, lúc bấy giờ tại Okinawa chưa có lớp dạy chính thức, tư tưởng chưa rỏ rệt về môn võ Tode ở Oknawa.
Để hiểu rỏ về nguồn gốc môn võ Tode, chúng ta hãy ngược dòng lịch sử đôi chút.
Thời gian Vua Shorin trị vì 1429, có ban hành một sắc lệnh cấm luyện tập các loại võ thuật tại đảo này, rồi tiếp theo đó vào năm 1609 dưới thời Kagoshima thuộc Sứ quân Satruma lại ra lệnh cấm người dân Okinawa sử dụng vủ khí thông thường hàng ngày, điều đó càng làm cho đời sống của người dân càng khó khăn thêm, Kagoshima làm như vậy để dể kiểm soát và cai trị dân bản xứ.
Người dân Okinawa không còn cách nào hơn là lén lút tập luyện và tự chế các loại vủ khí trá hình như : Nunchaku (côn nhị khúc) – Sae (kiếm ngắn) – Tonfa (cần cối xay) – Bo (côn) .....để dể sử dụng khi cần thiết.
Vì tập luyện có tính cách bí mật nên môn võ Tode này phát triển rất yếu và hầu như bị thất truyền, tình trạng này kéo dài mãi cho đến năm 1905, lúc ấy Trường phổ thông ở Shuri và Trường trung học thuộc đảo này mới chọn lấy Tode là môn học chính thức trong chương trình giáo dục thể thao học đường.
Võ Tode có một năng lực dũng mãnh nên người địa phương gắn cho nó những từ ngữ như : Remyo Tode (Đường thủ huyền bí) và cũng chính vì những từ ngữ này mà đặc tính của môn võ Tode trở nên bí mật, sau này Tode trở thành Karate-Jitsu (không thủ nhu thuật). 
Đến năm 1929 Thầy Funakoshi đã mạnh dạn cải cách, hệ thống hoá môn võ Tode cho dể học và khoa học hơn, kể từ đây Thầy quyết định đổi từ Tode (Đường thủ) trở thành Karatedo (Không thủ đạo).
Karatedo là sự phối hợp giữa võ thuật nguyên gốc Okinawa và các môn võ thuật riêng của Nhật Bản.
Vào cuối thập niên 20 và đầu thập niên 30, môn võ thuật này phát triển rộng và đông đảo các tầng lớp nhân dân tập luyện, trong đó có cả các Nhu đạo gia và Kiếm đạo gia hưởng ứng tập luyện, đó là thời đại của Tân Không thủ đạo (Shin Karatedo).
Lần lượt các CLB được thành lập trong các Trường Đại học Keio, Đại học Hoàng gia ở Tokyo (Daigaku Oka Tokyo), Shoka, Takusoku,Waseda, Đại học Dược khoa Nhật Bản, các Trường Trung học lân cận ở Tokyo.
Năm 1930 Kenwa Mabuni Miyagi là Võ sư Karate Okinawa cũng lập hai CLB tại hai trường học Ritsumeikan và Kansai ở vùng Osaka.
Năm 1935 cuốn sách Karatedo Kyohan do Thầy Funakoshi biên soạn được xuất bản là lúc môn võ Karatedo đã có thế đứng vững chắc trong làng võ thuật Nhật Bản.
Song song với việc đổi tên từ Tode (Tote) thành Karatedo, việc huấn luyện cũng được cải cách và hệ thống hoá thành 3 phần chính là :Kihon, Kata, Kumite.
Năm 1940 là một thời vàng son của Karate, hầu hết các Trường Đại học chính ở Nhật Bản đều thành lập câu lạc bộ riêng của Trường.

KARATE DU NHẬP SANG VIỆT NAM TỪ 1940

Cũng vào khoãng năm 1940 môn võ Karate du nhập sang Việt Nam do một vị Võ sư người Nhật, đó là Thầy Choji Suzuki thuộc hệ phái Take no Uchi Ryu, H uế chính là nơi tiếp thu và phát triển môn võ này, võ đường toạ lạc tại số 8 Võ Tánh Huế(nay là Nguyễn Chí Thanh) hiệu là Suzucho Karatedo, qua một thời gian dài đào tạo, Thầy đã có một đội ngũ huấn luyện viên có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm, sau ngày miền Nam hoàn toàn giãi phóng, chính những huấn luyện này đã đi phát triển Karate trên toàn quốc. 
Ngày 18/8/1978 Thầy đã cùng với gia đình trở về Nhật Bản – Thầy đã mất tại quê nhà lúc 17g00 ngày 06/02/1995 nhằm ngày 07 tháng giêng năm Ất Hợi – Hưởng thọ 77 tuổi – Lễ hoả táng cử hành tại Nhật Bản ngày 08 tháng 02 năm 1995.

KARATE SHIAI

Karatedo đã thật sự trở thành môn thể thao không còn mang tính chất sát thủ nữa, trong những cuộc thi đấu với tinh thần thể thao và thượng võ, các vận động viên cần phải được đào tạo huấn luyện thi đấu thật kỹ lưỡng và nghiêm ngặt, chuẩn đích về mặt kỹ thuật, nhất là phải thấu hiểu luật thi đấu, bởi lẻ nếu kỹ thuật sai lệch, vận động viên không làm chủ được đòn của mình thì dể xãy ra thương tích cho đối phương bởi những đòn có sức mạnh ngàn cân.




(Theo Võ sư Lê Văn Thạnh)



Gửi qua YM

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Gửi tin
Lên đầu trang

Tìm kiếm

FB: Suzucho Karate-Do Ryu


Tiện ích trên site



Lịch vạn sự

Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Khí kiêng nhất là hung hăng. Tâm kiêng nhất là hẹp hòi. Tài kiêng nhất là bộc lộ.
Lả Khôn