Trưởng tràng Lê Văn Thạnh
08.06.2013 15:22
Võ sư Lê Văn Thạnh (Cửu đẳng huyền đai Karatedo Suzucho Ryu, ngũ đẳng huyền đai Karatedo Shotokan Ryu) nguyên huấn luyện viên đội tuyển Karate quốc gia VN.
Võ sư Lê Văn
Thạnh (Cửu đẳng huyền đai Karatedo Suzucho Ryu, ngũ đẳng huyền đai Karatedo
Shotokan Ryu) nguyên huấn luyện viên đội tuyển Karate quốc gia VN.
Ông sinh ngày 1
tháng 10 năm 1949 tại Huế, là một võ sư nổi tiếng hàng đầu trong làng Karatedo
Việt Nam. Ông cũng là người đầu tiên và duy nhất có 4 nhiệm kỳ được tín nhiệm
giao chức danh Trưởng tràng Hệ phái Suzucho Karatedo. Ngoài ra, ông còn là Phó
chủ tịch Liên đoàn KarateDo lâm thời Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Chuyên môn và
Hội đồng Trọng tài Quốc gia VN đồng thời là thành viên Hội Hữu nghị Karatedo
Okinawa Nhật bản. Ông cũng đã từng có thời gian làm chuyên gia huấn luyện cho
đội tuyển Karate Quốc gia Lào và đã giúp Lào gặt hái huy chương các loại tại
các Seagame 24 & 25.
Võ sư Lê Văn
Thạnh sinh ra và lớn lên tại phường Phú Cát, thành phố Huế. Chịu ảnh hưởng của
thân phụ, từng là một võ sĩ quyền Anh, cùng thời với các võ sư Minh Cảnh, Vĩnh
Tiên, ông sớm bộc lộ sự quan tâm đặc biệt đến việc tập luyện võ thuật với những
bước cơ bản học từ thân phụ.
Năm 15 tuổi, ông
tham gia luyện tập môn Karatedo và Judo tại võ đường của Võ sư Choji Suzuki -
số 8 Võ Tánh, Huế.
Tháng 6 năm 1964,
Võ sư Choji Suzuki mở một khóa đào tạo mang tên Bodankumi. Đây là khóa học đặc
biệt chỉ gồm 7 người, giờ tập được nâng lên gấp đôi bình thường với mục đích
truyền tải tất cả tinh hoa võ học Karate nhằm xây dựng thế hệ huấn luyện viên chủ
chốt cho tương lai (Bodankumi là tên một loại hoa ở Nhật mà mỗi cây chỉ có một
hoa, rất quý), Tuy nhiên sau này do nhiều điều kiện khách quan mà chỉ còn mỗi
Võ sư Lê Văn Thạnh là người tiếp nối được bước đi của Tổ sư Choji Suzuki cho
đến tận hôm nay.
Tháng 3 năm 1973, ông lần đầu tiên được chưởng môn Suzuki chọn làm
Trưởng tràng đời thứ 8 của Hệ phái trông coi võ đường Suzucho tại Huế trong lúc
Võ sư Suzuki đi phát triển Karatedo tại Đà Nẵng và các tỉnh thành khác.
Sau 30/4/1975 các sinh hoạt võ thuật bị hạn chế hoạt động, võ đường
Suzucho không còn sinh hoạt nữa. Tổ sư Suzuki và gia đình đã vào thành phố Hồ
Chí Minh và hồi hương trở về Nhật Bản vào năm 1978.
Những người học
trò của tổ sư Suzuki vì nhiều lý do nên mỗi người đi một phương, dù vậy ở Huế
vẫn còn nhiều môn đồ. Trên cương vị, trách nhiệm của Trưởng tràng, Võ sư Lê Văn
Thạnh đã vừa tham gia vào đội Võ thuật xung kích của Thành phố Huế, vừa phát triển phong trào Karate tại địa phương
và vừa đi các Tỉnh, Thành để vận động, động viên những môn đồ của Thầy Suzuki
cố gắng sinh hoạt, phát triển Karatedo tại địa bàn nơi mình cư trú và làm việc.
Năm 1978, Võ
đường Bodankumi được thành lập ngay tại nhà võ sư Lê Văn Thạnh (số cũ 116 Chi
Lăng – Huế) và cũng từ nơi đây đã đào tạo ra nhiều môn đồ của Hệ phái, trong đó
có những người đã là Huấn luyện viên của đội tuyển Karatedo Quốc gia và rất
nhiều người là Trưởng bộ môn Suzucho Karatedo của các Tỉnh, Thành, Ngành.
Từ cái nôi Karate
Huế, với sự động viên giúp đỡ của Trưởng tràng Lê Văn Thạnh, các môn đồ, cao đồ
cũng đã bắt đầu phát triển, đi theo con đường mà Tổ sư Choji Suzuki đã chọn.
Năm 1984, Ông
Hoàng Vĩnh Giang lúc đó với tư cách là PGĐ Sở TDTT Hà Nội đã có thư mời Võ sư
Lê Văn Thạnh ra giúp cho Hà Nội phát triển môn võ này. Vào thời gian này, Ông
đã hỗ trợ huấn luyện cho gần 10 người, trong đó có những người sau này làm huấn
luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia như Võ sư Đoàn Đình Long, Võ sư Lê Công
(Huấn luyện viên trưởng đương nhiệm). Trong thời gian đó ông vẫn thỉnh thoảng
ra vào các tỉnh miền trung và miền nam như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đồng Nai để tiếp
nối bước Thầy mình giúp phát triển các võ đường Suzucho KarateDo.
Năm 1992, đội
tuyển Karatedo Việt Nam đầu tiên được chính thức thành lập. Ông được mời tham
gia Ban huấn luyện đầu tiên của đội tuyển, với tư cách là Huấn luyện viên Đội
tuyển Karatedo Việt Nam.
Năm 1994, Đại hội đại biểu Liên đoàn Karatedo Việt Nam lần 2 được tổ
chức. Ông được bầu vào Ban chấp hành lâm thời của Liên đoàn với tư cách là Phó
chủ tịch đặc trách miền Trung.
Quá trình công tác và thành tích đạt được của Võ sư Lê
Văn Thạnh
Đối với Hệ phái Suzucho KarateDo: Võ sư Lê Văn Thạnh là người đầu tiên và duy
nhất cho đến nay 4 lần giữ chức vụ Trưởng tràng Hệ phái Suzucho Karatedo:
- Lần thứ nhất vào năm 1973 cho đến năm 1986, là Trưởng
tràng đời thứ 8;
- Lần thứ hai vào năm 1987 đến năm 1989, là Trưởng tràng
đời thứ 10;
- Lần thứ ba là từ năm 2006 đến năm 2012, là Trưởng
tràng đời thứ 14;
- Lần thứ từ là từ 6/2012 đến nay, là Trưởng tràng đời
thứ 15
Đối
với thể thao Việt Nam:
- Năm 1992: Ông được tập trung vào Ban huấn luyện Đội
Tuyển Quốc gia để chuẩn bị tham dự Sea Games 17 tại Singapore năm 1993.
- Năm 1994:- HLV đội tuyển QG chuẩn bị Asiad tại
Hiroshima; HLV Trưởng kiêm Trưởng đoàn Việt Nam tham gia giải Vô địch Thế giới
tại Kota Kinabalu Malaysia và lần này Việt Nam gia nhập Liên đoàn Karatedo Thế
giới.
- Năm 1996 : HLV Trưởng kiêm Trưởng đoàn Việt Nam tham
gia giải Vô địch Trẻ Châu Á lần 3/1996 tại Đài Loan.
- Năm 1997 : Trong Ban huấn luyện tham dự Sea Games 19
tại Indonesia
- Năm 1998: HLV Trưởng kiêm Trưởng đoàn Việt Nam tham
gia giải Vô địch Trẻ Châu Á lần 4/1998 tại Macau.
- Năm 2000 : HLV Trưởng kiêm Trưởng đoàn Việt Nam tham
gia giải Vô địch Trẻ Châu Á lần thứ 5/2000 tại Macau.
- Năm 2002 : HLV Trưởng kiêm Trưởng đoàn Việt Nam tham
gia giải Vô địch Trẻ Châu Á lần thứ 6/2002 tại Nhật Bản.
- Năm 2007: Việt Nam cử sang Lào làm chuyên gia Karatedo
cho Liên Đoàn Karatedo Lào, huấn luyện đội tuyển Lào tham gia Sea Games 24 tại
Thái Lan.
- Năm 2008-2009 : Việt Nam tiếp tục cử Sang lào làm
chuyên gia Karatedo cho Liên đoàn karatedo Lào, huấn luyện đội tuyển lào tham
gia Sea Games 25 tại Lào.
Thời gian tại Lào ông đã giúp cho đội tuyển Lào dành
được:
2 Huy chương vàng cá nhân 75kg, 60kg;
2 Huy chương đồng kata cá nhân nam và đồng đội nữ;
5 Huy chương đồng Kumite cá nhân;
THÀNH TÍCH KHEN THƯỞNG
- Năm
1997: Bằng khen của Thủ tướng Nước CHXHCN Việt Nam .
- Năm
2007: Bằng khen của Thủ tướng Nước CHDCND Lào.
- Năm
2008: Bằng khen của Thủ tướng Nước CHDCND Lào.
- Năm
2008: Huân chương Lao động hạng 3 của Chính phủ Nước CHDCND Lào.
- Kỷ
niệm chương “vì sự nghiệp TDTT” do Bộ Trưởng UB/TDTT Việt Nam tặng; Nhiều Bằng
khen của Bộ Trưởng TDTT Việt Nam tặng từ 1993-2008; Nhiều bằng khen của UBND
Tỉnh Thừa Thiên Huế tặng từ năm 1987-2010; Nhiều giấy khen của Giám đốc Sở TDTT
Thừa Thiên Huế tặng từ 1987-2010; Bằng khen của Giám Đốc Sở GDĐT Thừa Thiên Huế
tặng kỳ Hội khỏe Phù Đổng 2002- 2004-2008.
THÀNH TÍCH
CỦA NHỮNG HỌC TRÒ VÕ SƯ LÊ VĂN THẠNH ĐÀO TẠO TẠI HUẾ:
- Huy chương Quốc gia: Hơn 500 huy chương các loại
(Vàng, Bạc, Đồng).
- Huy chương Quốc Tế: Hơn 30 huy chương các loại (Vàng, Bạc, Đồng).
Hiện nay, Võ sư
Lê Văn Thạnh vẫn tiếp tục đào tạo huấn luyện môn sinh Suzucho theo hệ truyền
thống tại võ đường riêng (BodanKumi Dojo) đồng thời hỗ trợ huấn luyện cho một
số võ đường khác tại Huế như bộ môn Karatedo của tỉnh TT Huế, võ đường Gakusei,
võ đường Nhân Ái, trung tâm thể thao TP Huế vv… nhằm mục đích tìm kiếm, đào tạo
các nhân tố có năng khiếu thi đấu thể thao cho đội tuyển Karate Thừa thiên Huế
và Quốc gia. Những môn đồ có năng khiếu kỹ, chiến thuật truyền thống Ông sẽ
tiếp tục đào tạo để trở thành những Huấn luyện viên, trọng tài tham gia góp
phần vào việc phát triển Hệ phái Suzucho
Karatedo và nền thể thao nước nhà.
Không chỉ
hỗ trợ huấn luyện tại Huế, ông còn tiếp nối bước thầy mình đi khắp các tỉnh,
thành hỗ trợ chuẩn hóa kỹ chiến thuật cho các môn đồ chủ nhiệm võ đường Suzucho
KarateDo cả nước.
Thời gian
còn lại ông tập trung cho công tác nghiên cứu các kỹ thuật Karate truyền thống
của Nhật bản cũng như Karate hiện đại của Thế giới nhằm bổ sung, phát triển
phong phú thêm cho các kỹ thuật của hệ phái Suzucho. Tháng 9 năm 2007, được sự
đồng ý của Chưởng môn Tokuo Suzuki ông đã cho xuất bản 2 tập sách
"Giáo trình chuẩn hóa kỹ thuật - quyền pháp Suzucho Karatedo" và đã
được sự đón nhận của đông đảo những bạn đọc yêu thích võ thuật nói chung và
Karatedo nói riêng.
Tháng 1 năm 2012,
ông được Chưởng môn Tokuo Suzuki, phong huyền đai cửu đẳng, đẳng cấp cao nhất
của hệ phái.
(Theo Phú Minh) |