>> TRANG CHỦ

Danh mục

 Giới thiệu

 Lịch sử Phát triển

 Tổ chức hệ phái

 Thông báo

 Bản tin hệ phái

 Tin Karate Việt Nam

 Tin Karate thế giới

 Võ đạo

 Kiến thức Karate

 Nhân vật hệ phái

 Thành viên hệ phái

 Danh bạ Karateka Sc

 Thư viện ảnh

 Danh từ kỹ thuật

 Video Tư liệu

 Kihon Karate

 Kỹ thuật Kata

 Kỹ thuật Kumite

 Binh khí Karate

 Xử lý chấn thương

 Kỷ yếu hệ phái


Hỗ trợ trực tuyến

Phone 0903.514.752

Trực tuyến trên site

 Khách: 016
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 016
 Hits 006136622
IP của bạn: 172.70.38.170

Bình chọn

Bạn đến với Sc Karate vì

 Rèn luyện sức khỏe
 Yêu thích võ thuật
 Mong muốn tự vệ
 Thành tích thể thao
 Tìm hiểu võ đạo Nhật bản
 Chỉ tình cờ
 Lý do khác



Kết quả
Những thăm dò khác

Bình chọn: 794
Thảo luận: 12


Tin tức Site được cập nhật vào: 2020-10-26 11:00:56
Vài nét về người thành lập Karate hiện đại
08.06.2013 15:57

Xem hình
Vào một buổi sáng bình minh rực rở, những người võ sĩ (Budojin) to lớn đứng trên cảng đang chăm chú nhìn những hành khách chen nhau bước xuống cầu tàu, chẳng mấy chốc mọi người đã xuống hết và biến mất vào bến cảng

 Những người võ sĩ gải đầu bối rối, người đàn ông mà họ mong chờ không có trong chuyến tàu như dự định hay sao ! họ nhìn một lần nữa và ngạc nhiên thấy một người đàn ông nhỏ bé có vẽ hiền lành trong bộ Kimono bạc màu xuất hiện trên boong tàu liếc nhìn họ một cách bình thản, có thể chăng ? có thể nào một người đàn ông có ria mép và nhỏ bé lại là một nhân vật đầy quyền lực mà họ đang mong đợi ! Ông ta đứng hầu như không cao quá 5 bộ (khoãng 1m55) Ông ta nhỏ ngay cả nhỏ hơn người sáng lập ra môn phái Judo (nhu đạo) là Thầy Jigono Kano (Gia nạp trị ngũ lang) chỉ cao độ 5 bộ 1 inch và cân nặng 130 pounds (khoãng 65kg) nhưng đó lại là sự thật. Người đàn ông nhỏ bé có một nốt ruồi trên lông mày đang tiến về phía họ mĩm cười, cúi chào và nói: “Ông có ý định ở lại Nhật Bản 1 tuần lễ” mặc dù vào thời gian này Ông tự hiểu là sẽ không bao giờ nhìn thấy bờ cát thân yêu của mẹ Okinawa một lần nữa.

Sự viếng thăm của Funakoshi(Nghĩa tân Thuyền việt) vào ngày ấy không lấy gì làm may mắn cho lắm, vì không ai thật sự mong đợi chuyến viếng thăm của Ông đến Nhật Bản với cái tuổi 51 này, với tư cách là một giáo sư hiền hoà và nổi tiếng tốt ở Trường trung học Naha. Nhưng làm sao người ta biết được định mệnh đẩy đưa Ông trở thành cha đẻ của Karate Nhật Bản cũng như đưa môn võ tương đối còn mới mẽ, ít nổi tiếng có thể đứng vững chắc trên trường võ thuật thế giới ngày nay.

Funakoshi sinh ra trong một gia đình nghèo ở Naha năm 1871. Cũng như Kano Tổ sư Judo, năm 11 tuổi với thể chất yếu đuối, Ông mong muốn rèn luyện cho mình một thân thể khoẻ mạnh, năm 13 tuổi Ông Funkoshi bắt đầu nghiên cứu Karate (với thời gian này môn Karate dưới hình thức là môn võ Tode) được giãng dạy khắp các trường từ Tiểu học đến Đại học. Theo Ông Wakoto Gima một môn đồ của Funakoshi, thì lúc bấy giờ hai trường phái chính được truyền bá ở Okinawa là Nahate Ryu và Shurite Ryu, Funakoshi nghiên cứu rất tỷ mỹ về hai trường phái này hơn là những trường phái có liên quan khác như Goju Ryu, Uechi Ryu, Shito Ryu......

Người Thầy đầu tiên của Funakoshi là Yasutsune “Anko” Itosu, sau đó Ông nghiên cứu hệ phái Ông Matsumura (Shorin Ryu), quả thật Ông quá xuất sắc trong lãnh vực này cho nên Ông được Cung đình chọn để dạy cho Vua đang trị vì đảo Okinawa . Trước khi Funakoshi rời quê mẹ Ông đã giữ chức vụ Chủ tịch Hội võ thuật Okinawa (Shobu Kai)

Tháng 5/1922 Bộ trưởng giáo dục Nhật Bản tổ chức thi đấu các bộ môn thể thao toàn quốc đầu tiên tại Tokyo (Đông kinh). Muốn quãng bá rộng rãi môn Karate, Bộ trưởng giáo dục quyết định tổ chức cuộc tranh tài của bộ môn này dưới sự dẩn dắt của Thầy Funakoshi.

Sau buổi trình diễn toàn bộ cử toạ nhiệt liệt hoan nghênh cũng như đã có ấn tượng tốt đẹp với Karate nên có nhã ý mời Thầy Funakoshi ở lại Tokyo để hướng dẫn và truyền bá loại võ thuật năng động này cho giới thanh niên học sinh thay vì Thầy phải trở về Okinawa.

KỲ VỌNG CỦA THẦY JIGONO KANO (TỔ SƯ JUDO)

Hoan Kosugi là một hoạ sĩ nổi tiếng và Giáo sư Shimio Kasuga đang giãng dạy văn học Đức của Trường Đại học Keio đã kết bạn nhanh chóng với người võ sĩ đạo Okinawa này, dĩ nhiên sau này Đại học Keio là nơi nổi tiếng về Karate trong giới Sinh viên học sinh.

Có lẽ yếu tố thu hút mãnh liệt nhất khiến Thầy Funakoshi quyết định ở lại Tokyo thay vì trở về quê nhà là việc Thầy Jigono Kano mời Thầy hướng dẫn bộ môn này tại Kodokan (Giãng đạo quán) Thầy Kano cũng muốn tập họp hết tất cả các ngành võ thuật sẳn có, trong đó có cả Karate và sau khi chiêm nghiệm bộ môn Karate, Thầy Kano tin tưởng rằng môn Karate của Thầy Funakoshi có thể thích hợp nhất để mở rộng ngành võ thuật tại Nhật Bản.

Việc Thầy Kano mời Thầy Funakoshi hướng dẫn Karate tại Kodokan cũng phù hợp với ý nguyện của Thầy Funakoshi, quả thật Thầy Funakoshi rời quê hương để đến Tokyo đã có hy vọng rằng “ Ai sẽ là người làm sống lại và quãng bá bản chất thực sự của Karate, có lẽ chính tôi là người đã được chọn, nếu thế tôi nguyện trước các thần linh rằng: Tôi sẽ đem hết những sự hiểu biết và sáng kiến trong sự chỉ đạo để cống hiến hoàn toàn cho Karate “.

Đây không phải là một quyết định dể dàng với Funakoshi vì Ông đã có vợ + 03 con (02 trai + 01 gái) gia đình rất nghèo và các con đã phải sống tự lập từ tuổi thơ ấu, với cuộc sống như vậy ở tuổi 51 có lẽ hiếm có ai mà không nãn lòng nhưng Thầy Funakoshi cũng như Thầy Kano là những người có năng khiếu đặc biệt trong lãnh vực võ học nên đã thành công.

Thầy Funakoshi hướng dẫn và chỉ đạo Ông Makoto Gima rất nhiều để Ông này sẽ là giãng huấn tại Kodokan và Đại học võ thuật Butoku Kai ở Tokyo sau này.

Thầy Funakoshi đã trãi qua 2 năm đầu tiên tại Nhật Bản rất khó khăn về vật chất, mặc dù Ông ta dạy Karate cho Sinh viên Okinawa tại giãng đường Meisojuku nhưng Ông phải làm thêm giờ với nghề viết chử (Shoto = Thư đạo) những người bạn của Ông như Kosugi và Kasuga cũng rất nhiệt tình giúp đở Ông trong những năm khó khăn này.

Thành công to lớn đầu tiên vào năm 1924 khi Thầy Funakoshi tạo điều kiện tổ chức CLB Karate ở các trường Đại học đầu tiên ở Keio. Tại đây Ông giũ vai trò giãng huấn chính và Kasuga làm chủ nhiệm CLB. Hai năm sau một CLB thứ 2 được thành lập ở trường Trung học Ichiko (bấy giờ một phần thuộc Đại học Tokyo) cuối cùng vào năm 1931 Đại học Hosei gia nhập vào hệ thống CLB Karate Đại học. Trong những năm ở Meisojuku, Funakoshi sống 1 mình với người tớ gái lo việc nấu ăn cho Ông, Funakoshi rất nghèo khi sống ở đó nhưng không bao giờ Ông than vãn, Masatomo Takagi nói như vậy, Takagi là sinh viên của Thầy, sau này là Tổng thư ký hội Karate Nhật Bản.

Trong số những người học trò của Thầy Funakoshi ở Meisojuku có cháu ngoại của vị anh hùng Samurai nổi tiếng Takanojisaigo là Kichinoshike Saigo, Saigo được truyền dạy rất nhiều về bộ môn này và rồi Ông Saigo cũng đã có công đưa bộ môn Karate trở thành có tính chất thể thao hơn là loại truyền thống chiến đấu nguy hiểm. Trong khi truyền bá bộ môn Karate này Thầy Funakoshi hầu như tập trung hoàn toàn vào Kata (bài quyền) Ông ta đã phát hoạ ra 15 bài Kata dựa theo căn bản kỹ thuật của những hệ phái khác nhau và một vài bài do chính Ông nghĩ ra, còn chương trình song đấu (Kumite) hầu như Ông huấn luyện rất ít, vì song đấu theo Funakoshi quan niệm “Một khi chúng ta làm chủ hoàn toàn những bài quyền, lúc đó chúng ta sẽ làm chủ và sử dụng nó hiệu quả không khác gì loại hình song đấu).

Hironori Otsuka, môn sinh của Funakoshi và cũng là người sau nầy sáng lập hệ phái Karate Wado Ryu (Hoà đạo) nói rằng “Funakoshi đem kỹ thuật chiến đấu Karate vào Nhật bản với chủ trương bởi những đòn Atemi (kỹ thuật đánh vào những yếu điểm trên cơ thể con người) được rút ra từ trường phái Nhu thuật (Jujitsu) nhưng Funakoshi không muốn biến Karate thành loại võ sát thủ, vì vậy phần song đấu (kumite) rất ít đề cập trong chương trình giãng dạy của Ông”

Otsura năm 29 tuổi đã trở thành người Thầy của hệ phái Shindo Yoshin và được Funakoshi đánh giá là một Karateka thực tiển với những đòn Atemi. Cuối cùng tại Meisojuka trong số môn đồ của Funakoshi, Otsuka đã trở thành người Thầy chủ trương hành động, trong khi đó Thầy của mình chỉ chuyên về thụ động (chịu đựng) . Đôi khi trong lớp học, môn sinh có phần chán nãn vì không gì khác hơn chỉ luyện tập bài quyền (Kata) và cũng từ đấy Otsuka bắt đầu nhấn mạnh vào song đấu (Kumite) .

Theo Otsuka giãi thích rằng kiểu cách của Kumite mà Ông ta giãng dạy dựa vào Ippon và Sanbon, nghĩa là loại hình này đem ra áp dụng khi mặt đối mặt với đối phương.

*Ippon Kumite(nhất thế đối luyện) :- Tori (người tấn công) tung ra một đòn chớp nhoáng – Ude (người tự vệ) sẽ đở đòn tấn công của đối phương và phản công ngay vào nơi yếu điểm trên cơ thể người tấn công mình. Hoặc né tránh và phản một đòn dứt khoát.
*Sanbon Kumite (tam thế đối luyện) :-Tori sẽ dùng một kỹ thuật nhưng tấn công 3 lần, Ude đở 3 lần nhưng sau lần thứ 3 Ude phản công 1 đòn vào Tori.

......Qua gần phân nữa thời gian giãng dạy, Funakoshi đặc biệt nhấn mạnh là “ Karate bắt đầu là phép lịch sự” một chủ đề mà Ông đem ra vừa thuyết giáo vừa thực hành.

....Isao Obata, môn đồ đầu tiên của Funakoshi nói rằng “Funakoshi cũng luôn nhấn mạnh tầm quan trọng về nội công để khi cần thiết cơ thể của chúng ta có thể cứng như sắt thép” Ông ta thường xuyên tập luyện với trụ đấm Makiwara.

....Masa Tomo nói rằng “ ngay cả vào tuổi từ 50 đến 60 Funakoshi vẫn nhanh nhẹn và mạnh mẽ khác thường, cũng như thân pháp, khả năng phòng thủ của Ông rất là chặc chẻ, Takagi chưa bao giờ xâm nhập vào được sự phòng thủ của Funakoshi trong lúc tập luyện , cho dù Ông ta cố gắng thế nào đi nữa..

Vào năm 1930 khi Funakoshi gần 60 tuổi và rời khỏi Meisojuku đến ở với người con trai là Yohi Taka tại Koshikawwa, nơi đây Ông mở lớp Karate trong võ đường Youshinkan một võ đường kiếm đạo (Kendo) của Hakudo Nakayama, một võ sư kiếm đạo nổi tiếng Yushinkan, sân tập có sàn gổ cứng, rộng gấp 2 lần sàn tập của Thầy ở Meisojuku và cũng tại nơi đây Thầy đã gặp và truyền thụ Karate cho Thầy Masatoshi Nakayama (Thầy Nakayama là người sau này hoàn thiện chương trình giãng dạy Karate Shotokan Ryu và là chủ tịch hiệp hội Karate Nhật bản)

Vào thập niên 3o có nhiều sự thay đổi trọng đại về Karate, không giống như Judo, Karate cũng như hầu hết các môn võ thuật khác, nghĩa là sự cạnh tranh của nhiều hệ phái khác nổi lên, mà mỗi hệ phái đều cho rằng hệ phái của mình là giá trị hơn cả, sự tranh đua giữa các trường phái karate đã lan rộng khắp Nhật bản.

-Năm 1928 Chojun Miyagi đến Nhật bản để truyền bá Karate Goju Ryu (cương nhu) của Ông ta, hệ phái Goju này dựa theo chủ thuyết của Muneiomi Sawayama.

-Năm 1930 Kenwa Mabuni lại đến Nhật bản với Shito Ryu (Mịch đông) .

-Hironori Otsuka thì lại phân nhánh khỏi Shotokan (Funakoshi) và thiết lập một hệ thống riêng của Ông với tên gọi là Wado Ryu (Hoà đạo phái).

Theo Otsuka, Yoshitaka Funkoshi là người con trai út duy nhất nối nghiệp cha mình, mặc dù thiếu sự hướng dẩn chân truyền về Karate, Yoshitaka phụ tá huấn luyện với cha của mình ở CLB Karate ở Waseda vào đầu thập niên 30 .
Năm 1935 Funakoshi thực hiện ước mơ của mình là mở một võ đường riêng trong khu vực Meijuro ở Tokyo và đặt tên võ đường là Tokyo Shotokan (Đông kinh Tùng đào quán) Funakoshi và con của Ông sống ở tầng trên, dạy Karate ở tầng dưới, Shotokan cuối cùng được thừa nhận giữa những hệ phái khác đang nỗi lên tại Nhật bản.

Công việc hoàn thành vừa ý nhất của Funakoshi trong thập niên 30 là phát hoạ hoàn tất bộ luật Karate với những điều luật hợp lý được rút ra từ những môn võ thuật khác nhau của Nhật bản, sau khi Ông hệ thống hoá những bài quyền (Kata) về mặt kỹ thuật, Với bộ luật này đã biến Karate thành bộ môn hoàn hảo về mặt thể chất và đạo đức, không kém gì những điều luật của Trường phái Judo là “ rèn luyện phẩm cách”.

Funakoshi đã xuất bản được 4 quyển sách trong năm 1939, trong đó quyển thứ 2 tựa đề “hướng dẫn Karatedo) (Karatedo Kyohan) là quan trọng nhất.

Funakoshi tiếp tục giãng dạy Karate ở võ đường Meijiro với sự trợ giúp của người con trai út, cũng như các CLB do Ông thành lập đến cuối thập niên 30 này.
CHƯỞNG MÔN CÁC HỆ PHÁI :

-Shotokan Ryu (Tùng đào quán) :Funakoshi Gichin
-Goju Ryu (Cương nhu ) :Chojun Miyagi
-Shito Ryu (Mịch đông ) :Kenwa Mabuni
-Wado Ryu (Hoà đạo ) :Hironori Otsuka
-Suzucho Ryu (Linh trường ) :Choji Suzuki

SỰ SA SÚT CỦA SHOTOKAN RYU

Nổi bất hạnh dồn dập khi chiến tranh bùng nổ, số lượng môn sinh giãm dần vì bị động viên. Năm 1944 võ đường Meijiro bị phá huỷ bởi một cuộc dội bom, một thời gian ngắn sau đó người con trai út của Ông là Yoshihata bị chết vì bệnh lao phổi. Chiến tranh đã gây ra một khúc quanh nghiêm trọng đối với Nhật bản và vào tời gian này hầu hết người dân Okinawa di tản đến Nhật bản để tránh những trận đánh sắp lan đến những hòn đảo.

Người vợ của Funakoshi được di tản đến Kyushu (Cửu châu) nơi đây bà đã gặp lại Funakoshi, hai người sống trong một thôn xóm nhỏ thuộc đô thị Oita,nơi đây không bị ảnh hướng đến chiến tranh.

Năm 1947 sau chiến tranh, vợ chết và Ông đã trở lại Tokyo với những năm cuối cùng của cuộc đời mình. Ở tuổi 76, da đã nhăn, tóc đã bạc nhưng Ông vẫn mạnh khoẻ một cách lạ thường, sau đó Ông chuyển đến sống với người con trai cả là Giei.

Sau chiến tranh, Karate cũng như các môn võ thuật khác bị chính quyền chiếm đóng ngăn cấm việc tập luyện, đến năm 1948 lệnh ngăn cấm mới được huỷ bỏ, Funakoshi tiếp tục dạy Karate tại Keio và Waseda mặc dù lúc này Ông đã ở tuổi 80. Năm 1949 một số môn sinh trước kia của Funakoshi đã tổ chức lại trường Karate Shotokan cùng một lúc Hội Karate Nhật bản được thành lập(JKA) Funakoshi được xem như là giãng sư danh dự của tổ chức này. Obata được bầu làm chủ tịch và cố vấn là Kichinosuke Saigo.

Sau một thời gian trường phái Shotokan do Funakoshi chỉ đạo bắt đầu phân hoá khi Ông không kết hợp được tất cả các võ đường Karate nằm trong hệ thống của Ông. Ít lâu sau CLB thanh niên của Hosei và Takudai (Takushoku) tách ra đầu tiên, rồi Waseda vào năm 1953, rồi cuối cùng là Obata hướng dẫn CLB Keio đi theo con đường riêng của Ông ta vào năm 1954. Tuy nhiên với những sự kiện xãy ra như vậy tổ chức JKA vẫn tìm cách sống còn và rồi nổi lên như là một trường phái Karate lớn nhất ở Nhật bản.

Funakoshi là người lúc nào cũng rất trọng đạo làm người. Takagi khi ông đi dạo và trò chuyện với Funakoshi xung quanh Tokyo, khi đi ngang lâu đài của nhà vua, Funakoshi đứng trước cung điện này để cầu nguyện cho Thiên Hoàng và khi họ đi ngang qua đền thờ Yasakuni, Funakoshi đều cầu nguyện cho chiến tranh chấm dứt, có lần Funakoshi đứng trước Kodokan và vào phòng cầu nguyện thì Takagi hỏi:” tại sao Thầy là Chưởng môn Karate lại cầu nguyện ở phòng Judo “ Funakoshi trả lời : “ Tôi không cầu nguyện cho Kodokan, tôi chỉ cầu nguyện cho Jigono Kano”(Tổ sư trường phái Judo).

Thầy Funakoshi không uống rượu, không hút thuốc, không đánh bạc ..Otsuka thường nói rằng “ Ông là một mẫu người không bao giờ tạo nên kẻ thù” Ngoài Karate Ông còn có hai sở thích nữa là nghệ thuật viết chử (Shodo) và soạn những bài thơ chử Hán (Kanji) Ông tin tưởng rằng một cuộc sống trong sạch, tốt đẹp tạo ra một phẩm chất tốt phù hợp với việc nghiên cứu Karate, Funakoshi giáo dục học trò là sự cố gắng hoàn thành công việc bằng năng lực của chính bản thân mình .

Chính vì những đặc điểm trên mà chương trình hấn luyện Karate của Ông nặng về quyền pháp (Kata) hơn là đối luyện (Kumite) cho nên sau những trận đấu thật sự của ngững người giỏi nhất Karate Shotokan với Goju Ryu thì kết quả Shotokan Ryu hoàn toàn bị thất bại, ngay cả con trai của Funakoshi là Yoshi Taka cũng bị đánh bại bởi một trận đấu với Chinisoo, tóm lại những môn đồ giỏi của Funakoshi đều thua.

Sau trận đấu này Karate Shotokan rút ra được bài học quý báu về song đấu nên đã tu chỉnh lại chương trình huấn luyện để ngày nay Karate Shotokan trở nên một hệ phái mạnh nhất trên thế giới (lúc bấy giờ).

Ngay cả con trai của Funakoshi sau trận đấu ở Osaka (Đại bản) với Goju Ryu thì Ông ta đã trở nên một chiến sĩ Karate thật sự, Ông ta rất mạnh và thường nói Karate là Kumite, thế là Shotokan không còn đặt nhẹ việc huấn luyện Kumite nữa.

Thầy Funakoshi nay không còn nữa, Ông đã vĩnh viễn ra đi sau cơn bệnh vào năm 1957, hưởng thọ 86 tuổi, sau cái chết của cha mình, con gái của Ông là Bà Tsuruko Morita đã trở về sinh sống ở một vùng ngoại ô của Tokyo .

Thầy Funakoshi mặc dù không còn nữa nhưng con người và tâm hồn cao đẹp của Thầy bất diệt trong lòng mọi người và thế giới võ thuật, Thầy ra đi nhưng đã để lại cho thế hệ sau một nền võ thuật hiện đại mà ngày nay thế giới sử dụng như là một loại võ thuật thượng đẳng với những kỹ thuật tối ưu của nó .



(Theo Sưu tầm)



Gửi qua YM

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Gửi tin
Lên đầu trang

Tìm kiếm

FB: Suzucho Karate-Do Ryu


Tiện ích trên site



Lịch vạn sự

Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Tự khiêm người ta càng phục, Tự khoe người ta càng khinh
Lử Hồi