Huyệt đạo và tác dụng trong sơ cứu chấn thương võ thuật
08.06.2013 16:54
HUYỆT ĐẠO VÀ TÁC DỤNG TRONG SƠ CỨU CHẤN THƯƠNG VÕ THUẬT
A.HUYỆT ĐẠO
1. Phương pháp nhận dạng huyệt. - Nhận dạng bằng cách nhìn, sờ, đo. 2. Cách bấm - Day, ấn, điểm, vỗ lực mạnh dần (chéo,nghiêng, hoặc ấn thẳng ), tránh gây đau cho võ sinh
B. CÁC LOẠI HUYỆT ĐẠO 1. Huyệt nhân trung - Vị trí : Điểm lõm chân mũi (giao điểm hai lỗ mũi hướng xuống chân răng ). - Tác dụng : Chữa choáng ngất, ù tai, chống nôn, hoa mắt, co giật. 2. Huyệt ấn đường - Vị trí : Chõ lõm giữa 2 lông mày, lấy điểm nối 2 đầu lông mày thẳng sống mũi lên. Tác dụng : Chữa đau đầu, co giật. 3. Huyệt phong phủ - Vị trí : Ở hõm gáy, giữa xương chẩm – cổ ( nằm rên xương sọ ). - Tác dung : Chữa đau đầu, cứng gáy, hoa mắt, chảy máu mũi, viêm họng, không nói được ( do tai biến mạch máu não ) , điên cuồng, liệt nửa người. 4. Huyệt đại chùy - Vị trí : Điểm nhô của xương cổ ( giữa 2 đầu vai ) - Tác dụng : Chữa sốt cao ( sốt nóng, sốt rét ) cảm cúm, cổ gáy cứng, hồi hộp, loạn nhịm tim, chân tay cuồng mỏi, run. 5. Huyệt á môn - Vị trí : Ở chính giữa hõm gáy, dưới huyệt phong phủ 1 thốn. - Tác dụng : Chữa điên cuồng, kinh giật, khản tiếng, mất tiếng, cứng lưỡi. 6. Huyệt bách hội - Vị trí : Giữa đỉnh đầu, nơi gặp nhau của đường nối 2 đỉnhcủa 2 tai và đường dọc cơ thể. - Tác dụng : Chữa đau đầu vùng đỉnh, lòi dom. 7. Huyệt thừa tương - Vị trí : Chỗ trũng dưới vong cơ môi. - Tác dụng : Chữa đau răng, viêm quanh răng, răng lung lay, chảy rớt rãi, sốt cao, co giật. 8. Huyệt hợp cốc - Vị trí : Từ đầu khớp ngón tay trỏ xuống phía cổ tay 1 thốn. - Tác dụng : Gây tê, giảm đau, đau mu bàn tay. 9. Huyệt thủ tam lý - Vị trí : Cách đầu xương cùi trỏ 2 thốn (chiều ngang 4 ngón tay) Chú ý : Để sấp bàn tay người bệnh. - Tác dụng : Giảm đau, gây tê, chống nôn, say sóng, say ô tô, liệt nửa người. C. CÁCH NHẬN DẠNG VÀ XỬ LÝ CHẤN THƯƠNG 1. Chấn thương khớp, cơ - Hình dạng bị biến dạng : Lệch, ngắn, lồi lõm bất thường, xưng nhanh, người bị chấn thương đau tê, mất cử động tại điểm chấn thương. - Cách xử lý : Sơ cứu, kiểm tra sơ bộ, định vị tại chỗ, hạn chế khả năng cử động của người bệnh tại điểm đau, phân biệt rõ sai khớp, rạn vỡ xương, bong gân để xử lý. Sai lệch khớp : Nắn lại khớp bằng cách kéo, rút thủ thuật rồi cố định, đưa đi chụp x – quang, kiểm tra phần xương có bị rạn, vỡ phải đắp thuốc bố bột sao cho hợp lý. Chú ý : Sau khi kết thúc giai đoạn trên cho võ sinh chườm đấ tại chỗ, chống xưng phù nề, uống anphachoay để chống xưng tiết dịch bên trong. Panadolxtra để giảm đau, bấm huyệt thủ tam lý, hợp cốc. Thuốc bó: Lá na 1 nắm, 1 lá đu đủ, rễ đu đủ, gừng ( 2 đầu ngón tay) .Rượu 1 thìa cafe, giã nát đáp vào vết thương, 24h thay băng 1 lần ( làm 5 đến 7 ngày ). Hoặc đẽo vỏ gạo tươi ngâm nước tiểu, sao đen chườm trực tiếp vào vết thương 5 đén 7 ngày. 2. Chấn thương xương: Nhận dạng bằng cách nhìn, sờ, nắn. - Xương kín : Sờ bề ngoài thấy lạo xạo, biến dạng tại điểm chấn thương, người bị chấn thương đau, nhức, buốt. Cách xử lý : Cố định tại chỗ vết thương, nắn chỉnh xương về vị trí ban đầu ( cấm võ sinh cử động tại điểm xương gãy ). Thuốc bó : + Tục đoạn 100 g + Huyết kiệt 100 g + Cốt toái bổ 100 g + Huyết giác 100 g + Địa liền 100 g Tán bột, hành hoa 1 nắm dã nát, Gà trống tơ cắt tiết, 1 nửa nhào lẫn thuốc, 1 nửa hòa rượu trắng uống luôn, 2 ngày thay thuốc 1 lần. - Xương hở : Gãy lòi ra ngoài. Cách xử lý : Cấp cứu, mang đến bệnh viện ( sơ cứu, cầm máu, chống nhiễm trùng tủy bằng cách vệ sinh sạch với cồn I ốt, chun buộc…) bấm huyệt hợp cốc, thủ tam lý để giảm đau.Sau khi phẫu thuật, chờ vết mổ se miệng mới đắp thuốc như trên. 3. Choáng ngất - Nhận dạng : Mắt trợn, sùi bọt mép, mất khả năng điều khiển, hoa mắt, khó thở, ù tai. - Cách xử lý : Bấm huyệt nhân trung liên tục, bấm huyệt thừa tương, ấn đường. Chú ý : Với trường hợp choáng ngất, hoa mắt, khó thở do não thiếu máu thì cúi đầu xuống (đỉnh đầu vuông góc với mặt đất) Dùng tay vỗ, đập vào huyệt đại chùy,bấm huyệt nhân trung. Choáng ngất nếu để lâu sẽ dẫn đến phản xạ ngừng tim. 4. Đau bụng - Do tập luyện hoặc do bị tấn công. - Cách xử lý : Ôm bụng hoặc cúi gập người xuống, đỉnh đầu vuông góc với mặt đất,dùng bàn tay vỗ mạnh dần vào huyệt thận du (đối xứng với rốn) và huyệt phế du (đối xứng 2 đầu vú). 5. Khó thở Day huyệt nhân trung, thừa tương, lấy tay vỗ mạnh vào huyệt đại chùy, day ngực. 6. Đau tức hạ bộ Vỗ vào huyệt thận du, sốc nách hoặc eo, giộng gót chân xuống đất liên tục.
(Theo Sưu tầm) |