>> TRANG CHỦ

Danh mục

 Giới thiệu

 Lịch sử Phát triển

 Tổ chức hệ phái

 Thông báo

 Bản tin hệ phái

 Tin Karate Việt Nam

 Tin Karate thế giới

 Võ đạo

 Kiến thức Karate

 Nhân vật hệ phái

 Thành viên hệ phái

 Danh bạ Karateka Sc

 Thư viện ảnh

 Danh từ kỹ thuật

 Video Tư liệu

 Kihon Karate

 Kỹ thuật Kata

 Kỹ thuật Kumite

 Binh khí Karate

 Xử lý chấn thương

 Kỷ yếu hệ phái


Hỗ trợ trực tuyến

Phone 0903.514.752

Trực tuyến trên site

 Khách: 018
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 018
 Hits 006136111
IP của bạn: 162.158.79.165

Bình chọn

Bạn đến với Sc Karate vì

 Rèn luyện sức khỏe
 Yêu thích võ thuật
 Mong muốn tự vệ
 Thành tích thể thao
 Tìm hiểu võ đạo Nhật bản
 Chỉ tình cờ
 Lý do khác



Kết quả
Những thăm dò khác

Bình chọn: 794
Thảo luận: 12


Tin tức Site được cập nhật vào: 2020-10-26 11:00:56
Hành trình đến với Suzucho KarateDo Ryu
09.06.2013 05:24

Xem hình
Ngày xưa, trước khi chọn và thích môn võ karate, tôi đã từng học nhiều môn võ khác nhau, võ Thiếu lâm, võ Cổ truyền,võ Thái cực đạo. Tôi đến với Karatedo đó là sự ngẫu nhiên, tình cờ, một sự tình cờ mà bây giờ tôi vẫn coi đó là một cái duyên


HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI SUZUCHO KARATEDO RYU

(LINH TRƯỜNG KHÔNG THỦ ĐẠO PHÁI)


                                                                  Võ sư Ngô Văn Quý

                                                               Huyền đai Đệ Bát Đẳng

                                                         Chánh văn phòng Chưởng môn 

 


                                                    Chánh văn phòng Chưởng môn Hachidan Haruo Suzuki


Ngày xưa, trước khi chọn và thích môn võ karate, tôi đã từng học nhiều môn võ khác nhau, võ Thiếu lâm, võ Cổ truyền, võ Thái cực đạo. Tôi đến với Karatedo đó là sự ngẫu nhiên, tình cờ, một sự tình cờ mà bây giờ tôi vẫn coi đó là một cái duyên. Sở thích được tập võ đã theo tôi suốt những năm tháng tuổi thơ, ban đầu tôi đến với võ thuật và trở thành một huấn luyện viên đai đen Thái cực đạo. Mang trong mình niềm đam mê ấy, từ Sài Gòn trở về Huế để tiếp tục con đường học vấn, tôi háo hức đi tìm một võ đường Thái cực đạo để tiếp tục trau dồi thêm võ thuật.
Một buổi chiều, tôi đạp xe lang thang dạo quanh các con đường ở thành phố Huế. Tình cờ đi ngang qua cầu Đông Ba, tôi không biết đã đến Đạo đường Suzucho Karatedo số 08 Võ tánh tự lúc nào. Thật ngạc nhiên và hiếu kỳ, tôi dừng lại vào xem.
Một khoảng sân tập bên dưới lớp ngói đỏ tường rêu, những võ sinh mang quần áo màu trắng đang nhộn nhịp tập quyền trên bậc thềm đất nện. Thầy đang hướng dẫn võ sinh là một người Nhật. Một lát sau tôi mới ngắm Thầy Choji Suzuki thật kỉ hơn. Tôi choáng ngợp trước vóc dáng to lớn, đường bệ của Thầy, với vẻ mặt uy nghi, ánh mắt nghiêm khắc nhưng sao ấm áp yêu thương, thân pháp uyển chuyển, Thầy ra đòn cực kỳ nhanh lẹ khi chỉ dạy cho những môn sinh, những uy lực ấy đã tạo nên những ấn tượng và ảnh hưởng đến tôi tận bây giờ. Từ lúc đó, tôi rất thán phục và liền xin thụ giáo ghi danh nhập môn để theo học Karate với Thầy, dù rằng đang mang huyền đai Thái cực đạo. Bức tranh võ thuật thế giới là muôn màu muôn vẻ. Khó có thể nói môn võ này hay hơn môn võ khác. Môn võ nào cũng có cái hay . Môn võ nào cũng xứng đáng để ta theo học, chỉ sợ mình không đủ khả năng. Võ thuật như một đại dương rộng lớn bao la. Tuy nhiên, tôi đã bị thuyết phục hoàn toàn khi đến với môn võ karatedo vì sự hấp dẫn trong những nguyên lý khoa học và triết lý sống của nó.

 

Trước Đạo đường 08 Võ Tánh Thành Phố Huế
Tôi đến với karate là như vậy, thế là bắt đầu từ hôm ấy vào các buổi chiều của khoá học tôi lại đến đây để tập luyện. Nhớ lại những ngày đầu bắt đầu tập võ, ai cũng lạ hoắc lạ huơ nhưng rồi đều nhập cuộc nhanh chóng vào những đòn thế hấp dẫn. Tiếng cười đùa của các sư huynh sư đệ sau những buổi giải lao hòa với nắng hè rộn rạo vang lên ngập khoảng sân nhỏ. Chúng tôi được tập luyện nhiều chiêu thức quyền cước và điều hơn thế nữa là niềm vui, sự đoàn kết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau của các sư huynh, sư đệ. Ở đó, tôi không chỉ học võ mà được Thầy dạy về lễ nghĩa và đạo lý làm người. Với người Nhật, pha một chén trà, cắm một cành hoa, viết một nét chữ…mỗi thứ đều được đạo hóa. Karate cũng vậy, chữ “Do” là Đạo, võ thuật cũng được đạo hóa. Trước cuộc sống bất cứ ở đâu cũng dao động về nội tâm và ngoại cảnh, người tập karate thường có cái tâm bình lặng như mặt nước hồ thu, sáng như trăng rằm và không lấy việc chiến thắng đối thủ làm trọng mà chủ yếu tập trung vào lợi ích rèn luyện sức khỏe và hoàn thiện nhân cách. Võ sinh không đề cao sự huy hoàng của chiến thắng mà đề cao sự ứng xử hài hòa giữa người với người, giữa con người với vũ trụ, thể hiện triết lý sống cao đẹp của người Võ sĩ đạo. Có thể nói, Võ đạo, Võ đức mới là mục đích tối thượng của người tập võ. Qua con đường rèn luyện karatedo, người tập phát triển tuệ giác, có trái tim nhân ái, thanh cao, sống có nghĩa có tình, có thủy có chung, tâm hồn thư thái, tràn ngập yêu thương, cao thượng bao dung…
Thời gian thấm thoát trôi qua, với niềm đam mê trau dồi võ thuật không ngừng nghỉ, tôi đã thành đạt qua kỳ thi “Huyền đai của Linh Trường Không Thủ Đạo” cùng với những đồng môn: Nguyễn Bá Kiều, Huỳnh Tiến, Trương Đình Dũng.
 Thời đó (1970 – 1972), ở Võ Đường 8 Võ Tánh Huế mỗi khi có Lễ Tất Niên, Lễ Sinh Nhật cũng như Lễ Phong Đai, tôi đều đảm trách trang trí và viết bích chương cho Võ đường. Có lần thấy tôi trang trí như vậy (Không biết có đẹp hay không) Sư huynh Trần Đình Tùng đã nhờ tôi qua nhà chị Thủy Tiên (Phu nhân của Sư huynh Tùng) trang trí cho ngày kết duyên của Sư huynh Tùng và chị Thủy Tiên.
Với khí thế phong trào phát triển mạnh và mở rộng cho Võ phái, được sự tin yêu và thương mến của Thầy Cô đã cho tôi cơ hội trau dồi, truyền bá võ thuật, được cùng làm Huấn luyện viên với các Sư huynh đệ:
-    Cùng đi với Sư huynh Hoàng Như Bôn trong những ngày đầu qua Trường Trung học Bình Linh (Gần ga xe lửa Huế) để biểu diển Võ thuật nhằm quảng bá cho việc mở chi nhánh phân đường mới tại đây.
-    Cùng với Sư huynh Tôn Vĩ  Đại đảm trách huấn luyện những khoá học karate tại Đạo đường 8 Võ Tánh Huế.
-    Cùng với Sư huynh Hồ Văn Ngọc  và đồng môn Trương Đình Dũng huấn luyện những khóa học karate tại Trường Trung học Nữ Dòng Tu Bãi Dâu.
-    Cùng phụ trách huấn luyện 2 sân tập mở rộng kế bên Võ đường tại số 20 Võ Tánh Huế (Sân tập Bà Đốc Mậu).
-    Cùng với Sư huynh Cao Xuân Minh Tú huấn luyện khóa học karate tại Trung tâm Lửa Hồng Thành Nội Huế. Có những Sư huynh, Sư đệ lúc bấy giờ đã đặt cho tôi biệt danh “Huấn luyện viên thường trực ở Võ đường Linh Trường Không Thủ Đạo”.
Sau đó, tôi có nhân duyên làm con rể của Thầy Choji Suzuki. Qua Nhật Bản định cư, đoàn tụ gia đình sống chung trong một mái ấm gia đình với Thầy, Cô, tôi được Thầy thương yêu đặt tên là Haruo. Gia nhập vào gia phả dòng họ Suzuki, tôi được Thầy trực tiếp chỉ dạy những bài quyền tinh túy của Võ phái, truyền thụ võ học và những đạo lý cuộc đời. Đã nhiều năm trôi qua, với tôi những kỷ niệm đẹp luôn là trân quý, dù bao năm tháng có trôi qua đi thì chúng vẫn ở đó, vẫn nguyên vẹn như thuở nào. Bởi lẽ chính những giây phút ấy đã đưa tôi đến với Karate, đến với những bước trưởng thành trong đời, với những người bạn thuở thiếu thời, người Thầy mình hằng yêu quý và những điều tốt đẹp nhất hôm nay. Đảm nhận vai trò Thư ký Tổ sư để phụ tá Thầy tiếp tục điều hành, chỉ đạo Hệ phái Suzucho Karatedo phát triển lớn mạnh và rộng khắp.

  
Trong mái ấm gia đình với Thầy Cô tại Thành phố Tagajo Shi, Tỉnh Miyagi Ken, Japan

Từ năm 1985, Nhà Nước Việt Nam cho phép võ thuật được hoạt động trên cả nước, được tham gia thi đấu những giải lớn trên Thế giới. Trong những khoá đặc biệt đầu tiên, Thầy Choji Suzuki đã huấn luyện được nhiều Cao đồ. Họ đã và đang mở rộng, phát triển Môn phái theo tôn chỉ và sở nguyện của Thầy trên con đường quảng bá một Hệ phái võ thuật chính truyền. Yêu quý, đam mê và nặng lòng với võ thuật, những cao đồ dưới sự chỉ đạo dẫn dắt của Tổ sư Choji Suzuki đã dành tâm huyết bảo tồn và phát triển tinh hoa võ học cho Hệ phái ngày một phát triển rộng lớn, quảng bá Suzucho Karatedo Ryu đến với bạn bè năm châu, không ngừng đào tạo ra nhiều võ sư danh tiếng làm rạng danh cho Tông môn.

    


Sư mẫu Reiko Suzuki và gia đình của Chánh văn phòng Chưởng môn

Năm 1995, Thầy Choji Suzuki đã vĩnh viễn ra đi là một sự mất mát to lớn để lại cho hàng vạn môn đồ niềm nuối tiếc thương nhớ. Người con trai trưởng Tokuo Suzuki lên nối nghiệp Tổ sư đảm nhận Chưởng môn đời thứ hai để tiếp tục điều hành, chỉ đạo Hệ phái Suzucho Karatedo phát triển lớn mạnh từ chiếc nôi lan tỏa ra hải ngoại. Với truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, với mục đích thắt chặt tình đoàn kết, tạo môi trường gặp gỡ nhiều thế hệ võ sinh, hằng năm môn sinh của Thầy Choji Suzuki lấy ngày 10 tháng 6 làm ngày truyền thống của Hệ phái.


          

                   Gia đình Chánh văn phòng Chưởng môn trong ngày giỗ của Tổ sư Choji Suzuki


   


Sư mẫu, Chánh văn phòng Chưởng môn, Phu nhân và cao đồ Nguyễn Tấn Kiệt thăm Dojo của Henry Lam ở Westminster California USA

Cùng với tâm huyết và nguyện vọng phát triển rộng lớn của tất cả môn đồ Suzucho Karatedo Ryu, chúng ta chung sức hướng về tương lai, cùng nhau làm cho Hệ phái phát triển lớn mạnh và trường tồn.

(Theo Võ sư Ngô Văn Quý)



Gửi qua YM

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Gửi tin
Lên đầu trang

Tìm kiếm

FB: Suzucho Karate-Do Ryu


Tiện ích trên site



Lịch vạn sự

Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Nhân dân miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam.
Bác Hồ