* Sư huynh Hà Quốc Huy
Anh Hà Quốc Huy, như tôi đã trình bày ở phần anh Nguyễn Xuân Dũng, trước hết đối với bề ngoài luôn muốn nỗi bật từ phía hội họa cho đến võ thuật, trang phục của anh Huy cũng rất khác mọi người, riêng võ phục thì Anh có một bộ màu đen, lúc Anh phụ trách huấn luyện, anh cũng đặt tên cho khóa ấy là khóa chiến đấu, tính nóng, giang hồ Đà Nẵng hay ở Huế, anh không ngại va chạm, cũng chính tính anh như thế nên giang hồ ở Huế lúc bấy giờ rất nễ và rất tình cảm với anh Huy, khi Anh đến quán café ở Lạc Sơn hồi ấy (Trước chợ Đông Ba) thì những tay giang hồ từ nhỏ đến lớn thường hay đến chào hỏi anh.
Nếu ở đâu có ai muốn đấu với Karate thì anh Huy dẫn đệ tử đi ngay.
Ngược lại, anh Huy rất thương Thầy Cô Chưa làm điều gì để Thầy Cô phải buồn lòng, rất thương những người khóa đàn em( đối với ai biết lễ biết phép với Anh)
Anh Huy xuất thân từ trường Mỹ thuật Huế, nỗi tiếng tranh sơn dầu và còn có làm thơ, có thể nói anh Huy đa tài, năm 1966 -1967 anh Huy đã có những lần triển lãm tranh tại trung tâm văn hóa Việt Pháp tại Huế, lúc đó tôi và các bạn đồng môn có đến giúp anh Huy những việc lặc vặt khi treo tranh và khi thu dọn tranh....Lúc anh Huy đi vào Quân đội với cấp bậc Trung úy công tác Tiểu đoàn 10 Chiến tranh Chính trị tại Đà Nẵng, lúc đó Anh đã có những giải thưởng về Văn học Nghệ thuật cao nhất, anh cũng đã tham gia thi bắn súng Col 45 toàn Quân khu và cũng đạt bằng thiện xạ....
Ngay trong quá trình sinh hoạt tại võ đường, có những lúc nh đã rất khác mọi người, ví dụ : Mặc quần Jean, áo chemi và đi đôi guốc, đạp chiếc xe đạp, anh Huy là nghệ sĩ nên để tóc dài, vào sân tập mặc võ phục, có ruyban kẹp tóc, lúc vào Quân đội, riêng anh lại được phép để tóc dài.
Để nói về tính cách anh Huy cũng như để biết sự kính trọng sư huynh , tôi kể một câu chuyện như sau :
Năm 1973, lúc bấy giờ tôi là lính đang làm việc tại Phú Bài Huế và là Trưởng tràng đời thứ 8 của Hệ phái, anh Huy là Sĩ quan cấp hàm Thiếu Úy đang làm việc tại Đà Nẵng.
Năm 1967 anh Huy đang huấn luyện cho khóa chiến đấu, anh bảo tôi đưa anh mượn quyển sổ ghi chép bài bản giáo án tập luyện. Tôi về nhà mang đến trao cho anh (gồm có 1 sổ lớn và 2 sổ nhỏ= 3 quyển). Rồi sau đó anh vào Đà Nẵng và tiếp tục Mậu thân và tiếp tục Anh đi Sĩ quan và tiếp tục sau cùng anh công tác tại Đà Nẵng.
Tháng 3 Năm 1973, khi được Thầy cử tôi đãm trách Trưởng tràng, hôm ấy có người bạn tôi, quen anh Huy vào công tác ở Đà Nẵng, tôi có viết cho anh Huy một lá thư nhờ chuyển, mục đích là hỏi để lấy lại 3 quyển sổ mà anh Huy đã mượn tôi năm 1967.
Anh Huy đã không gửi trả 3 quyển sổ cho tôi mà chỉ gửi cho tôi một danh tiếp và ghi sau danh thiếp như sau : “cậu Thạnh, Huế Đà Nẵng gần, cậu vào thăm tôi một chuyến” và ký tên.
Một tuần sau tôi vào Đà nẵng, tôi có đến nhà anh Chế Văn Nhẫn và rủ anh Nhẫn cùng đến đơn vị của anh Huy. Phần tiếp theo đây ,mới là đặc biệt :gặp Sư huynh, tôi chào kính rất đúng phép, anh Huy chào lại , riêng anh Nhẫn thì không chào anh Huy mà chỉ chào bằng lời nói : “chào anh Huy lâu ngày”anh Huy tuyệt đối không nhìn anh Nhẫn, mà chỉ có nói chuyện với tôi và sau cùng nói rằng”Thạnh về phòng anh, anh cho xem Phòng và luôn tiện anh gửi 3 quyển sổ hồi xưa anh mượn”anh Huy tiếp tục tay xách ấm nước và đi về phòng cách khoãng 20m, tôi nói rằng “ anh Huy, anh đưa cái ấm em xách” anh Huy đưa ấm tôi xách, lúc ấy tôi không đi song song với anh Huy mà tôi phải đi sau anh Huy 1 bước vì tôi là ĐỆ và vừa đi vừa hỏi thăm sinh hoạt của anh Huy tại Đà Nẵng.Bước vào Phòng anh Huy trước hết là ở mái hiên anh treo cái bao đá, anh Nhẫn tới và đá vào bao vài cái ngay,tôi thì không, tôi nhìn anh Huy đã thấy anh Huy không vừa lòng việc đá bao của anh Nhẫn . Vào phòng tôi thấy đúng là đặc biệt hơn tất cả mọi người, như sau : Phòng có bề ngang 4m chiều sâu khoãng 10m có những cái bàn dài và trên bàn toàn là sách vỡ, báo chí, chỉ có 1 bàn nhỏ ngồi làm việc, bốn bức tường anh Huy treo cũng có mà dựng dựa vào tường cũng có nào là tranh sơn dầu, nào là súng, nào là kiếm, góc bên phải cuối phòng là tấm nệm đặt trên nền ciment, có trải drap, một chiếc gối, góc bên trái cuối phòng là phòng tắm và vệ sinh, không có cửa mà chỉ có treo bức màn. Tuy nhiên nhin chung trong phòng rất sạch sẽ.
Anh huy đến một góc bàn gọi tôi đến và đưa cho tôi một quyển sách có tựa đề là BÀI QUYỀN HEIAN trong này chỉ có 3 bài Heian, do anh Huy vẽ hình người đi quyền, nhưng anh vẽ người đi quyền đó là hình tượng của chính anh, anh Nhẫn có xin anh Huy 1 quyển, anh Huy trả lời không được.
Tiếp đến anh đến một góc bàn khác. Gọi tôi đến và tự tay anh đưa vào chồng sách và rút ra một tập sổ gồm 3 quyển mà đã mượn của tôi.Tôi thật ngạc nhiên khi thấy sự lộn xộn trong căn phòng anh Huy như vậy mà đối với anh Huy thì lại là một sự sắp xếp rất thứ tự mà chỉ có anh Huy biết mà thôi, cái gì nằm ở góc nào, trên hay giữa hay dưới cùng, chỉ có anh biết.
* Sư huynh Vĩnh Tung
Ngày tôi bước chân vào Võ đường cũng chính là ngày anh Vĩnh Tung thi lên Kyu 6 đai Xanh, chỉ gặp mặt anh Tung 1 lần, anh Tung đã chuyển vào Đà Nẵng, sau nầy anh Tung sống gần Thầy và đã được truyền dạy thêm. Nay nh và gia đình sống ở nước ngoài.( người vợ anh Tung lúc bấy giờ là phóng viên, đã chớp tấm hình Tổ sư năm Mậu thân, khi Tổ sư vào đến Đà Nẵng)- nay vợ chồng anh Vĩnh Tung đang sống tại Mỹ
* Sư huynh Tây
Anh Tây, người cùng khóa với anh Thêm, anh Tây là Em ruột của anh TÙNG (con bác Dưỡng ở đầu đường Trịnh Minh Thế, gần cửa thượng tứ bây giờ,lúc ấy người ta gọi đó là HẬU BỔ)
Anh Tây cũng đi tập không chuyên, ngày cuối cùng là hôm tập đấu tại Giãng đường C (tầng trên, vì tầng dưới của Cương Nhu tập) hôm ấy anh Thêm đấu với Anh Tây cho môn sinh Cương nhu xem.
Anh Tây đã tung một đòn đá rất mạnh vào vùng hạ đẳng của anh Thêm, anh thêm đã dùng đòn gedan Teken để triệt chân anh Tây, cuối cùng chân anh Tây đã bị bể xương lưng bàn chân và nắm tay phải của anh Thêm bị bầm tím ở phần ngón áp úp và ngón út. Tôi thấy anh Tây dùng đòn đá này không có ý khống chế và anh Thêm triệt chân cũng không nương tay, có lẽ hai anh đấu trước mặt môn sinh của Anh Ngô Đồng nên hai anh đã thật sự ra đòn.
Cũng chính từ sau hôm nay anh Tây cũng không còn ở Huế vì lúc đó anh Tây là lính Thiết giáp.
* Sư huynh Tùng (anh của Anh Tây)
Anh Tùng nhập môn sau anh Thêm và anh Tây, hôm thi Xanh cùng với anh Vĩnh Tung. Sau đợt thi này anh Tùng cũng đã rời Huế, như thế tôi chỉ gặp mặt anh Tùng và anh Tây chỉ 1 lần.
* Sư huynh Thơ
Anh Thơ nhập môn cùng lúc với anh Nhuận vì cùng là giãng viên đại học và lại 2 anh ở gần nhà nhau. Tuy nhiên thể chất anh Thơ không thể tập luyện lâu dài nên chi vài tháng, chưa thi Xanh, anh Thơ đã nghĩ tập, hiện nay ở Canada (Em anh Thơ là bạn của tôi)
*Sư huynh : Trần Văn Tốt :
Vị Sư huynh này đã du học ở nước ngoài lúc tôi chưa bước chân đến võ đường.
*Sư huynh ....Khá :
Vị Sư huynh này tôi chỉ gặp mặt được 1 lần- Anh Khá to con, cơ thể rất chắc chắn, tính tình hiền lành. anh Khá là người phụ xe tuyến đường từ Thuận An – Đông Ba.
Anh Phạm Văn Nho hiện đang sống tại 38d Đường lê Lợi Huế, nguyên là Giám đốc hội Nhu đạo Bạch Đằng, khi nhắc đến anh Khá học trò của Thầy, Anh Nho luôn ca ngợi về anh Khá. Anh Nho nói rằng :” tôi và anh Khá là bạn , thường hay đấu với nhau, nhưng các trận đấu thì trận thắng của anh Khá nhiều hơn tôi.”
Nghe như thế là một sư đệ, trong lòng rất vui và rất hãnh diện về Ông Sư huynh của mình. anh Khá đã mất lý do là xe Anh bị trục trặc, anh nằm dưới xe để sữa, một Ôtô khác chạy cùng chiều đã đụng vào xe Anh làm xe của anh tự cán lên người anh.
Ngoài những vị Sư huynh tôi đã biết, tôi đã gặp và đã có những kỷ niệm thì tôi vẫn còn có rất nhiều Sư đệ mà cho đến hôm nay rất nhiều người đã thành công trên nhiều lãnh vực, cũng có những đồng môn, đồng khóa cũng như có một số Sư đệ đã qua đời, nhưng cứ mỗi lần nghĩ về những người ấy thì những hình ảnh Sư, Huynh và Đệ ở đạo đường 8 Võ tánh lại hiện ra trước mắt tôi.
* Đồng môn, cùng khóa
-Lê Văn Thạnh : Tôi vẫn tiếp tục sinh hoạt, tập luyện cho đến hôm nay.
-Võ Đại Vạn : Sau ngày miền Nam giải phóng đã sống tại nước ngoài
-Chế Văn Nhẫn : Do hoàn cảnh nên từ Nâu cấp 1 phải chuyển đi xa.
-Phạm Lạc :Vì hoàn cảnh chiến tranh đã mất trước 1975
-Đỗ hữu Dư : Vì hoàn cảnh phải vào Nam học tập nay đang sống tại nước ngoài.
-Đỗ hữu Thừa : Anh của Đỗ hữu Dư hoàn cảnh phải đi xa như Dư
-Lê Bá Hóa : Vì hoàn cảnh, đạt Nâu cấp 1 xong vào Nam sống đến sau này không có tin tức. Nghe đâu 2 Anh em bây giờ ở Mỹ.
Đồng môn, sư đệ : Thật sự rất nhiều tuy nhiên do khách quan, đã có nhiều sư đệ hiện đang giữ những chức vụ trong BCH và có nhiều sư đệ không là thành viên nhiệm kỳ này :
-Anh Ngô Văn Quý :- Hiện nay Chánh Văn Phòng Chưởng môn Hệ
:phái (đã đảm trách từ đời Chưởng môn thứ I, là
:con rể của Tổ sư Choji Suzuki)
-Anh Nguyễn Văn Hóa :-Trước năm 1975, Anh Hóa đảm trách thư ký của võ đường, đặc biệt viết chữ rất đẹp, công việc rất chu đáo - Ngoài ra khá thông thạo về Nhật ngữ và Hán tự - Là thư ký nhưng cũng là một HLV thường trực.
-Anh Tôn Vĩ Đại -Anh Nguyễn Bá Kiều
-Anh Ngô Văn Thanh. -Anh Hoàng Như Bôn.
-Anh Trần Định. -Anh Nguyễn Văn Dũng.
-Anh Ngô Văn Chuân -Anh Cao Xuân Minh Tú -Anh Nguyễn Thông -Anh Nguyễn Thành Tự
-Anh Trương Đình Hùng -Anh Trương Dẫn
-Anh Đặng Minh Hóa -Anh Hồ Công Chương
-Anh Lê Văn Thành -Anh Huỳnh Văn Đàng
-Anh Nguyễn Đình Kỉnh -Anh Trần Văn Lợi
-Anh Phan Hữu Bốn -Anh Nguyễn Tấn Kiệt
-Anh Hoàng Mai Sơn -.......................................
Có người dù tập luyện Karate với thời gian rất ít nhưng họ lại có tinh thần rất cao, tính đoàn kết cao. Biết cùng chung lo cho hệ phái.....những người này chúng ta rất cần đến họ để họ trong khả năng, trong lãnh vực nào đó, họ đóng góp để hệ phái phát triển lớn mạnh hơn nữa , Nhưng thật sự chúng ta không thể tìm ra được những huynh đệ như chúng ta mong muốn.
Ngược lại những huynh đệ do hoàn cảnh khách quan không có thể sinh hoạt Karate từ nhiều chục năm nay, với lại không có tinh thần vì cái chung để chung lo cho hệ phái, không nắm vững sự phát triển của hệ phái, mà lại luôn luôn nghĩ rằng những đàn em sau này dù có công phát triển, dù trình độ chuyên môn cao cũng không thể có những vị trí trong ban chấp hành hệ phái được mà phải là chính mình. Suy nghĩ của các huynh đệ này là không đúng, hệ phát sẽ không thể tiến lên được, tuy nhiên với nhiệm kỳ 2007-2012 tôi đã mạnh dạn đề xuất đưa những huynh đệ này vào BCH Hệ phái. Chỉ qua 3 năm của nhiệm kỳ này. Tôi đánh giá hệ phái đã không phát triển được mà ngược lại còn có mần mống chia rẻ, so bì tại sao có người nhiệt tình với hệ phái, lại có người có vị trí cao nhưng tất cả những buổi họp mặt, ngày truyền thống hệ phái, húy nhật Chưởng môn, BCH có mời nhưng vẫn không đến, không có một đóng góp ý kiến gì cho BCH hệ phái. Không có tham dự một buổi tập huấn nào cho sư đệ của hệ phái.....mà còn có người ganh tỵ đai đẳng với lớp trẻ với những người hết lòng cống hiến cho sự phát triển chung của hệ phái, ngoài ra con có suy nghĩ rằng mình là người được học Karate từ trước ngày giải phóng thì nay mình phải là người trong nhóm lãnh đạo đứng đầu hệ phái.. Chính vì tình hình như thế nên với tư cách là Trưởng tràng, tôi đã hội ý với một số cao đồ trong BCH hệ phái (đặc biệt là đang đích thân phụ trách giãng dạy ) như cao đồ Nguyễn Tấn Kiệt (khánh Hòa) - Trương Đình Hùng (Đồng Nai) .... cũng như thăm dò ý kiến của tất cả Mô đồ là HLV Trưởng các đơn vị như : Trần Ngọc Tống (Đại học Nông Lâm) Đoàn Thanh Yến (Suzucho Quận 5 TP.HCM) - Vũ Ngọc Nhuận (Huyện Tân Phú Đồng Nai) - Sư huynh Khương Công Thêm (Trưởng Ban Cố vấn)....cùng những thành viên trong BCH như : Hoàng Công Minh (TP.HCM)..... Tất cả đều thống nhất nên bổ sung lực lượng trẻ ( đặc biệt là đang đãm trách đào tạo huấn luyện ).
Chính vì vậy Tôi đã làm báo cáo lên Chưởng môn và đề xuất bổ sung lực lượng trẻ vào BCH Hệ phái và các ban trong hệ phái kể cả ban cố vấn.
Chưởng môn đã xét duyệt và đã ra quyết định số 59/SKD/QĐ-CM ngày 26.11.2010 V/v Bổ sung lực lượng trẻ vào BCH + các ban và cử các Trưởng bộ môn phụ trách các Tỉnh Thành Nghành thay thế các Trưởng Khu vực.
Qua 1 năm 6 tháng , chúng tôi đã đánh giá chính xác tất cả các thành viên trong Ban chấp hành hệ phái, kể cả lực lượng trẻ được bổ sung ngày 26.11.2010.
Lực lượng trẻ này đã phối hợp với BCH hệ phái đã tích cực trong việc phát triển, chỉ trong 18 tháng đã tăng thêm 22 Bộ môn Suzucho trên các Tỉnh Thành Nghành kể cả những vùng sâu, vùng xa như : Tỉnh Cà Mau - Tỉnh Quảng Ngãi - Tỉnh Nam Định - Tỉnh Điện Biên........
Để rồi những thành phần được đánh giá cao trong nhiệm kỳ qua, kể cả lực lượng trẻ, chúng tôi càng phải nắm rỏ công việc mà hệ phái đã giao, có hoàn thành hay không trong thời gian thử thách 18 tháng qua, cũng thật không thuận theo ý tưởng của chúng tôi, nghĩa là chúng tôi đành phải chấp nhận không đề xuất vào BCH Hệ phái cho nhiệm kỳ 2012-2017 một số Cao đồ, môn đồ là những Sư đệ rất thân với tôi, những môn đồ trẻ mà đa số này là học trò cao đẳng của tôi, vì sự phát triển của Hệ phái.
Những cao đồ, những môn đồ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong 18 tháng qua, tôi đã mạnh dạn đề cử vào ban chấp hành hệ phái, vào ủy viên BCH và đãm trách Trưởng bộ môn Suzucho các Tỉnh Thành nghành.
Sau đại hội nhiệm kỳ 2012-2017 của Hệ phái. Chưởng môn đã có quyết định số 72/SZC/QĐ-CM ngày 10.7.2012 của Chưởng môn V/v thành lập BCH Hệ phái cho nhiệm kỳ này mà tất cả Cao đồ, môn đồ trong Hệ phái đã được thông báo và đã được giao nhiệm vụ cụ thể