Ý NGHĨA, CHỨC DANH TRONG SUZUCHO KARATE-DO RYU
08.02.2018 15:54
I. TỔ SƯ Tổ sư là người lập ra một giáo phái hoặc lập ra một nghề, một phái võ (thường được người đời sau tôn thờ). Như Tổ sư phái Trúc Lâm, Tổ sư Aikido, Tổ sư Judo, Tổ sư Nga mi, Tổ sư Choji Suzuki, Tổ sư nghề…
I. TỔ SƯ Tổ sư là người lập ra một giáo phái hoặc lập ra một nghề, một phái
võ (thường được người đời sau tôn thờ). Như Tổ sư
phái Trúc Lâm, Tổ sư
Aikido, Tổ sư Judo, Tổ sư Nga mi, Tổ sư Choji Suzuki, Tổ sư nghề… II. CHƯỞNG MÔN Chưởng môn có nghĩa là người đứng đầu nắm
giữ toàn bộ quyền điều hành của một môn phái Tổ sư và Chưởng môn,
người Á đông hay dùng, đặc biệt là trong ngành Võ thuật. Khi Tổ sư mất, sẽ có người lên chấp chưởng nhưng không
thể gọi là Tổ sư đời thứ 2, mà phải gọi là Chưởng môn đời thứ 2. ( Chưởng môn
đời thứ 2,Tokuo Suzuki). (Chấp
là liên tiếp; Chưởng là giữ chức,nắm quyền....nên có từ chấp chưởng Chưởng môn:
Hiểu nôm na là tiếp tục theo thứ tự là người này lên nắm quyền của môn phái
ấy,và được gọi là Chưởng môn đời tiếp theo). III. TRƯỜNG TRÀNG
Trưởng tràng là chức danh mang tính truyền thống. Là người chịu trách
nhiệm trực tiếp với Chưởng môn, là người phụ trách điều hành mọi hoạt động của
Hệ phái. IV. VÕ SƯ (Suzucho gọi là Trưởng bộ môn) Chỉ người dạy võ, có trình độ võ thuật
cao, có quá trình hoạt
động, đóng góp xây dựng phong trào; đứng đầu quản lý, điều hành hoạt động võ thuật ở một
võ đường một ngành, địa phương (xã, huyện, tỉnh), vùng, miền, quốc gia, tùy theo sự phát triển của môn phái, hệ phái, Dưới sự quản lý của một võ sư (Trưởng bộ môn,
theo Suzucho) có nhiều Huấn luyện viên trưởng, V. HUẤN LUYỆN VIÊN: 1.HUẤN LUYỆN VIÊN TRƯỞNG: Huấn luyện viên Trưởng tuổi từ 30 trở lên,
đẳng cấp từ 3 đẳng trở lên. Huấn luyện viên trưởng là người phụ trách,
điều hành hoạt động của một Câu lạc bộ,một võ đường….quản lý một hoặc nhiều
Huấn luyện viên. 2. HUẤN LUYỆN VIÊN (HLV CHÍNH): Huấn luyện viên chính. Phải từ 25
tuổi trở lên, đẳng cấp từ Nhị đẳng trở lên. Huấn luyện viên là người phụ trách huấn luyện
1 lớp, hoặc nhiều lớp do sự phân công của Huấn luyện viên trưởng, thường được
hổ trợ một hoặc nhiều phụ tá (trợ lý huấn luyện viên) 3. TRỢ LÝ (PHỤ TÁ) HUẤN LUYỆN VIÊN: Là những người được chọn để vừa phụ
giúp cho HLV chính và vừa học tập phương pháp huấn luyện, đứng lớp…… * Về danh
xưng võ sư thường được dùng trong lĩnh vực võ thuật, người đạt được
chức danh đó là người đã trải qua cả một quá trình dài phấn đấu, tu dưỡng, rèn
luyện hoạt động trong môn phái. Đối với hệ phái Suzucho Karate-Do, quá
trình đó cần phải trải qua 4 bước là: - Phụ tá HLV. -Huấn luyện viên chính . -Huấn luyện viên trưởng. -Võ sư. (Trong thực tế, người ta hay gọi là võ sư, nhưng trong hệ phái Suzucho
Karate-do gọi là Trưởng bộ môn của Tỉnh,Thành,Ngành đó. Ví dụ : Rokudan Lê Văn
Lộc, Trưởng bộ môn Suzucho Karate-do Thừa Thiên Huế) Bước 1: Phụ tá
Huấn luyện viên Người được chọn làm phụ tá huấn luyện
viên là nhằm mục đích đào tạo trở thành một huấn luyện viên chính sau này. Do
đó, trong quá trình phụ tá được người huấn luyện viên chính quan tâm, lưu ý
hướng dẫn trên ba phương diện là Võ đức, Võ lý và Võ thuật. - Thời gian đi phụ tá không ấn định
là bao nhiêu năm, tuy nhiên không dưới 2 năm. - Người huấn luyện viên chính có
trách nhiệm bồi dưỡng cho người phụ tá mọi mặt. - Người huấn luyên chính phải giới
thiệu người phụ tá, xin lịch tập luyện riêng với vị huấn luyện viên trưởng,
cũng như được tham dự những giờ học về Võ đạo, Võ lý…do vị HLV Trưởng phụ
trách. - Qua một thời gian dài đi phụ tá,
người HLV chính trực tiếp có báo cáo đánh giá về người phụ tá, kèm với đề xuát
giới thiệu trở thành HLV chính. Ở bước 1 này, chúng ta thấy sự quan tâm, lựu chọn môn đồ để bồi dưỡng,
đào tạo, xây dựng đội ngũ HLV từ rất sớm của Hệ phái. Bước 2: Huấn
luyện viên chính Đãm trách nhiệm vụ huấn luyện từ 3
năm trở lên, cần phải: - Chuyên cần tham gia huán luyện,
đúng giờ quy định. - Huấn luyện đào tạo võ sinh đúng với
Chương trình huấn luyện từng Kyu từng Cấp của hệ phái. - Trong đào tạo huấn luyện phải có
phương pháp, cách thức để võ sinh hiểu và nắm bắt được ( năng lực sư phạm) - Từng bước giúp võ sinh có tinh thần
võ đạo, trong đó HLV phải thể hiện được tính thân ái, biết tôn trọng , khiêm
tốn, niềm tin và bản lỉnh. - Phải luôn là tấm gương sáng để
những phụ tá và võ sinh nhìn, noi theo. Bước 3: Huấn
luyện viên Trưởng Tùy theo sự phát triển của CLB, võ
đường. - Người này do người thấy cao nhất
(Trưởng bộ môn) chọn. - Huấn luyện viên trưởng dưới sự quản
lý của Trưởng bộ môn. Tóm lại, nói chung người dạy võ, người
ngoài thường hay gọi là Võ sư. Tuy nhiên, mỗi một môn võ có ý nghĩa riêng, đó
là đặc thù của môn võ ấy. Riêng trong Suzucho Karate-do, đối
với người dạy võ, người ngoài gọi như thế nào là tùy họ, do sự nhìn nhận của họ,
họ có thể gọi là “Thầy”, là “Huấn luyện viên”, là “Võ sư”. Nhưng trong hệ phái
Suzucho Karate-do theo truyền thống không gọi là võ sư mà gọi như sau: Ví dụ 1: Kyudan Lê Văn Thạnh - Trưởng tràng Suzucho
Karate-do (có nghĩa Võ sư lê Văn Thạnh, 9 đẳng,
Trưởng tràng hệ phái Suzucho Karate-do) Ví dụ 2: Rokudan Trương A - Trưởng bộ môn Đại học B. (có nghĩa là Võ sư
Trương A, 6 đẳng, Trưởng bộ môn Suzucho Karate-Do Đại học B) Ví dụ 3: Yondan
Nguyễn X - Trưởng Bộ môn Tỉnh Y. (có nghĩa là Võ
sư Nguyễn X, 4 đẳng, Trưởng bộ môn Suzucho
Karate-Do tỉnh Y) Ngoài ra, trong giao tiếp giữa một
KarateKa với một KarateKa có trình độ hơn mình và người này đang dạy Karate thì
mình gọi họ là Sensei. Đó là ý nghĩa và chức danh trong hệ
thống Suzucho Karatedo Ryu. HỆ PHÁI SUZUCHO KARATE-DO
Nguyễn Phú Minh (Theo Hệ phái Suzucho Karatedo) |