- Bản dịch này từ Tiếng Hán Nhật sang âm & nghĩa Tiếng Hán Việt và dịch thêm một số từ ngữ-thuật ngữ từ tiếng Hán Nhật sang loại chữ Romaji- Nhật Bản ( viết theo chữ cái La tinh ).— Người dịch Hóa Nguyễn Văn .
- Cột 1 (bên phải ) : chỉ có duy nhất một chữ, đó là chữ CHỨNG ( chứng nhận )
- Cột 2 ,là số thứ tự của bằng cấp ( CTHĐ ) :
Đệ Nhị 0 Ngũ 0 ( 2050) Hiệu (số hiệu ) .
Ảnh của đương sự được áp khuôn dấu có 2 chữ Linh Mộc (tức Suzuki).
- Cột 3, Loại chữ Katakana (chữ Kanji gọi nó là: 片仮名, âm Hán Việt: Phiến giả danh (loại chữ này không phải chữ Kanji-Hán Nhật). )._ Bạn An Mai đã dịch giùm nguyên hàng chữ Katakana này như sau : “ Nguyên văn chữ viết Katakana của Chưởng Môn trên văn bằng: ヌグエン ディン シェン (“Nguyen Ding Shen”) Là tên của người nhận văn bằng, nghĩa là: “Nguyễn Đình Sơn .”
- Cột 4, Nhất Cửu Lục Ngũ niên
Thất Nguyệt Nhị Tứ nhật – Điện .(năm 1965,tháng 7,ngày 24)- Đó là : ngày tháng năm sinh của người được cấp bằng và cuối hàng dọc có 1 chữ Điện “ 殿” (*).
- Cột 5 , Loại chữ Katakana (chữ cứng) chữ Kanji gọi Katakana là:(片仮名): Phiến giả danh, loại chữ trong hàng cột này; tôi chỉ dịch được 4 chữ " ベトナム" sang loại Romaji thành 1 từ/chữ :” Betonamu (tức là Việt Nam). Nay,bạn An Mai bổ sung, và nguyên nghĩa của toàn câu là : フエー市ベトナム (“Fuē ichi Betonamu”) Nghĩa là: Thành phố Huế - Việt Nam Trong cách viết này dấu gạch ngang sau フエ là ký hiệu trường âm (âm dài, âm ngắn), không mang nghĩa. “
- Cột 6, Nhật Bản Cổ Truyền Trúc Chi Nội Lưu Linh Trường Không Thủ Đạo .
[ ( Nihon Koden Take No Uchi Ryu Suzucho Karate-Do ).--
Nhật Bản: Nihon, còn có tên gọi khác là Nippon.]
- Cột 7 , Tu hành_ Tinh lực_ Tận_ Đại_ Kỳ_ Tiến(tấn ) hành_
Tu hành : tu luyện và thực hành .
Tinh lực : tinh thần và sức lực ( để thực dụng ).
- Cột 8 , Kiến _ _Y _Lục Đoạn_Liệt_Hướng Hậu Ích _
( có nghĩa là : được cấp phong 6 đẳng ( Rokudan)_Lợi ích về sau ) (**) - Cột 9, Nghiên ma khả hữu chi giả dã.
( Nghiên ma : nghiên cứu và ma luyện( rèn luyện)… ấy vậy .)
-Cột 10, Nhị 0 0 Bát Niên Thập Nguyệt Bát Nhật ( năm 2008,tháng 10,ngày 8, tức là ngày được cấp bằng- CT. Huyền Đai ).
-Cột 11- Trúc Chi Nội Lưu Linh Trường Không Thủ Đạo
( Take No Uchi Ryu Suzucho Karate-Do )
-Cột 12- Nhị Đại Mục LINH MỘC ĐỨC HÙNG
( Chưởng môn đời thứ Hai Suzuki Tokuo) .
- Cuối cùng là con dấu của Hệ phái :”Trúc chi nội lưu Linh Trường Không Thủ Đạo Ấn ” ( Chữ 印 : ấn, là khuôn dấu-ấn ký,áp dấu, Chữ 印,đọc và viết theo lối On-yomi là ''IN".) --- Trên tấm bằng-CTHĐ,còn có 1 dấu“giáp lai” phía bên phải, có 2 chữ “空 手”: Không Thủ (Karate) .
Chú thích :
(*) Chữ 殿 ( Điện),chữ Điện: nghĩa gốc là tòa nhà lớn, cung đền;nhà Vua ở gọi là Điện,chỗ thần thánh cũng gọi là Điện; nhưng chữ Điện trong Ch.Thư HĐ là ngày sinh của “đương sự”.
(**)Chữ 段 ( Đoạn : giai đoạn,bậc cấp = DAN(chữ Romaji), người Việt mình gọi là Đẳng - Đai đẳng Võ thuật Nhật Bản bao gồm từ Nhất đẳng đến Thập đẳng (10 Đẳng ). Xin nói lại để rõ hơn về chữ Đoạn ( 段-DAN ): là đơn vị từ vựng tiếng Nhật, có nghĩa là “ Đẳng ” như tiếng Việt của ta _ Chữ ĐOẠN “ Dan –loại chữ Romaji ” và Hán Nhât-Kanji là “ 段”.
- Về tên gọi môn võ Không Thủ Đạo-Nhật Bản là Karate-Do (phải có dấu nối”-”) mới đúng ngữ pháp Tiếng Nhật.(xin xem cổng chính Nhà Lưu Niệm SUZUCHO KARATE-DO và văn bản( bức thư) của Chưởng môn bổn phái vừa gửi về Việt Nam_ 29/11/2017, tên gọi Karate-do và KARATE-DO vẫn có dấu gạch nối ).
NGƯỜI DỊCH: VÕ SƯ NGUYỄN VĂN HÓA