>> TRANG CHỦ

Danh mục

 Giới thiệu

 Lịch sử Phát triển

 Tổ chức hệ phái

 Thông báo

 Bản tin hệ phái

 Tin Karate Việt Nam

 Tin Karate thế giới

 Võ đạo

 Kiến thức Karate

 Nhân vật hệ phái

 Thành viên hệ phái

 Danh bạ Karateka Sc

 Thư viện ảnh

 Danh từ kỹ thuật

 Video Tư liệu

 Kihon Karate

 Kỹ thuật Kata

 Kỹ thuật Kumite

 Binh khí Karate

 Xử lý chấn thương

 Kỷ yếu hệ phái


Hỗ trợ trực tuyến

Phone 0903.514.752

Trực tuyến trên site

 Khách: 016
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 016
 Hits 005663865
IP của bạn: 172.70.35.104

Bình chọn

Bạn đến với Sc Karate vì

 Rèn luyện sức khỏe
 Yêu thích võ thuật
 Mong muốn tự vệ
 Thành tích thể thao
 Tìm hiểu võ đạo Nhật bản
 Chỉ tình cờ
 Lý do khác



Kết quả
Những thăm dò khác

Bình chọn: 793
Thảo luận: 12


Tin tức Site được cập nhật vào: 2020-10-26 11:00:56
LUẬT THI ĐẤU KATA VÀ KUMITE WKF - HIỆU LỰC TỪ 1.1.2018
11.02.2018 19:45

Xem hình
Biên dịch từ tài liệu gốc theo link
https://www.wkf.net/pdf/WKFCompetitionRules2018.pdf
Kata and Kumite Competition Rules

Người dịch: Nidan Hồ Nguyên Huy

LUẬT THI ĐẤU KUMITE

 

ĐIỀU 1: THẢM THI ĐẤU KUMITE

1.1. Thảm thi đấu phải bằng phẳng và không có chướng ngại.

1.2. Thảm đấu hình vuông, loại đã được WKF phê duyệt, chiều dài mỗi cạnh là 8m (đo từ mép ngoài của vạch) và cộng thêm 1m về các phía, đó là khu vực an toàn. Như vậy sẽ có một khu vực an toàn rõ ràng là hai mét mỗi bên. Khi thảm thi đấu nâng lên (cao) được sử dụng, khu vực an toàn sẽ được cộng thêm một (1) mét mỗi bên.[H1] 

1.3. Có 2 phần thảm lật ngược với mặt màu đỏ đặt lên phía trên và cách tâm thảm đấu 1m là vị trí dành cho 2 vận động viên (VĐV). Khi bắt đầu hoặc tiếp tục trận đấu, 2 VĐV sẽ đứng tại tâm thảm đấu và đối diện nhau.[H2] 

1.4. Trọng tài chính (TTC) đứng làm trung tâm, giữa vị trí 2 đấu thủ và đối mặt với 2 đấu thủ ở khoảng cách 2[H3]  m tính từ khu vực an toàn.

1.5. Các trọng tài phụ (TTP) ngồi ở các góc và trong khu vực an toàn. TTC có thể di chuyển xung quanh thảm thi đấu, bao gồm cả khu vực an toàn mà các TTP ngồi. Mỗi TTP được trang bị 1 cờ đỏ và 1 cờ xanh.

1.6. Trọng tài giám sát (Kansa) ngồi ở 1 bàn nhỏ ngay bên ngoài khu vực an toàn, ở phía sau bên trái hoặc bên phải của TTC. Trọng tài này sẽ được trang bị 1 cờ đỏ hoặc biển hiệu và còi.

1.7. Trọng tài giám sát điểm ngồi ở bàn tính điểm chính thức (bàn thư ký) và ở giữa Trọng tài ghi điểm và Trọng tài bấm giờ.

1.8. Huấn luyện viên sẽ ngồi ngoài khu vực an toàn, ở phía tương ứng của họ tại mép của thảm đấu và đối diện với bàn thư ký. Trường hợp diện tích thảm đấu được nâng lên, các huấn luyện viên sẽ ngồi bên ngoài vùng được nâng.

1.9. Đường viền 1m bao bọc quanh thảm phải là màu khác so với phần còn lại của thảm.

* Ghi chú: Xem thêm PHỤ LỤC 5: SƠ ĐỒ THẢM THI ĐẤU KUMITE[H4] 

 

 

Giải thích:

1. Tuyệt đối không được có tấm ngăn, biển, cột quảng cáo..., trong vòng 1m bên ngoài khu vực an toàn của thảm đấu.

2. Thảm sử dụng ở mặt tiếp xúc với sàn đấu không được trơn nhưng ở mặt trên của thảm phải có độ ma sát thấp. TTC phải chắc chắn rằng các phần ghép của thảm không bị xê dịch trong quá trình thi đấu, vì các khe hở có thể gây chấn thương và cản trở VĐV. Mẫu thiết kế phải được Liên đoàn Karate thế giới (WKF) công nhận.

 

ĐIỀU 2: TRANG PHỤC CHÍNH THỨC

2.1. Các VĐV và HLV phải mặc trang phục[H5]  chính thức theo quy định dưới đây.

2.2. Hội đồng trọng tài (HĐTT) có thể tước quyền bất cứ thành viên hoặc VĐV nào không tuân thủ theo quy định.

2.2.1 Đối với trọng tài:

2.2.1.1. TTC và TTP phải mặc đồng phục chính thức do HĐTT qui định. Đồng phục này được mặc trong suốt cả giải và các buổi tập huấn.

2.2.1.2. Đồng phục chính thức được quy định như sau:

- Áo vét màu xanh đậm.

- Áo sơ mi trắng cộc tay.

- Cà vạt không được gắn kẹp cài.

- Dùng dây treo còi màu trắng.[H6] 

- Quần âu màu ghi sáng không gấp nếp ở gấu. (Phụ lục 9)

- Tất màu xanh đậm hay màu đen đi với giầy "lười" màu đen dùng trên thảm đấu.

- TTC hoặc TTP là nữ có thể được dùng cặp tóc hoặc khăn trùm đầu vì lý do tôn giáo và phải là loại được WKF chấp nhận.Có thể đeo bông tai[H7] .

- TTC và TTP có thể đeo nhẫn kết hôn.[H8] 

2.2.1.3. Đối với Thế vận hội, Thế vận hội Trẻ, giải Lục địa và các sự kiện đa thể thao khác, khi đồng phục của trọng tài phụ thuộc vào điều kiện cam kết ( LOC) với đơn vị tổ chức, thì đồng phục chính thức cho tổ Trọng tài có thể được thay thế bằng đồng phục chung nhưng văn bản yêu cầu phải được gửi đến WKF bởi người tổ chức sự kiện và được sự chấp thuận của WKF.[H9] 

2.2.2. Đối với VĐV:

2.2.2.1. Các VĐV phải mặc võ phục màu trắng không có kẻ sọc, đường viền hoặc hình thêu cá nhân ngoại trừ các trường hợp đặc biệt được sự chấp nhận của ban chấp hành WKF[H10] , chỉ có biểu tượng hoặc cờ quốc gia của VĐV nằm ở ngực trái của áo và kích thước tổng thể không vượt quá 12cm x 8cm (xem Phụ lục 7). Chỉ có các nhãn mác của nhà sản xuất mới được có trên áo. Ngoài ra, số hiệu nhận biết do Ban tổ chức cung cấp phải được đeo ở mặt sau của áo. Một VĐV thắt đai đỏ thì VĐV còn lại phải thắt đai xanh. Đai đỏ và đai xanh phải có bề ngang rộng 5cm và có độ dài mỗi bên đai là 15 cm tính từ đầu đến nút thắt đai nhưng không được dài quá 3/4 chiều dài đùi. Đai phải là một màu đỏ hoặc xanh đồng nhất, không có hình thêu cá nhân, quảng cáo hay dấu hiệu khác với nhãn hiệu thông thường của nhà sản xuất.

2.2.2.2. Bất kể phần 2.2.2.1 nêu trên, Ban chấp hành vẫn có thể cho phép đeo mác hoặc nhãn hiệu của nhà tài trợ.

2.2.2.3. Áo của VĐV khi thắt chặt đai quanh thắt lưng phải có độ dài tối thiểu đủ để che được phần hông nhưng không được dài quá 3/4 đùi. Đối với VĐV nữ có thể được mặc áo phông trắng bên trong áo thi đấu. Dây buộc áo phải được buộc. Áo không có dây buộc không được phép sử dụng.

2.2.2.4. Chiều dài tối đa của tay áo không được dài quá  cổ tay và không được ngắn hơn nửa cẳng tay. Tay áo không được xắn lên. Áo phải được giữ ngay ngắn bởi các dây buộc ngay từ thời điểm bắt đầu trận đấu. Trong trường hợp các dây buộc bị đứt  khi thi đấu, VĐV không cần phải đổi áo.   [H11] 

2.2.2.5. Quần thi đấu phải đủ dài để che được ít nhất 2/3 cẳng chân và không được chùm mắt cá chân. Ống quần không được xắn lên.

2.2.2.6. Các VĐV phải để tóc gọn gàng, cắt ngắn để không vướng khi thi đấu. Hachimaki (băng quấn đầu) không được phép sử dụng. Nếu như TTC nhận thấy VĐV nào tóc quá dài hay không sạch sẽ, TTC có quyền truất quyền thi đấu của VĐV đó. Cấm đeo trâm cài tóc và cặp tóc bằng kim loại. Cấm sử dụng ruy băng, chuỗi hạt và các vật trang trí khác. Một hay hai dải băng chun buộc tóc kiểu đuôi ngựa đơn được cho phép.

2.2.2.7. VĐV nữ có thể dùng khăn trùm đầu vì lý do tôn giáo và phải là loại được WKF chấp nhận: Khăn trùm đầu bằng vải đen và không bao cổ họng.

2.2.2.8. Các VĐV phải cắt ngắn móng tay và không đeo đồ kim loại hay các vật khác mà có thể gây thương tích cho đối phương. Việc sử dụng niềng răng bằng kim loại phải được sự đồng ý của TTC và bác sĩ của giải đấu. VĐV phải chịu hoàn toàn bất kỳ chấn thương nào xảy ra đối với bản thân.

2.2.2.9. Những trang bị bảo vệ sau đây là bắt buộc.

2.2.2.9.1. WKF công nhận găng tiêu chuẩn dùng cho thi đấu, một đấu thủ đeo găng đỏ và đấu thủ kia đeo găng xanh.

2.2.2.9.2. Bảo vệ răng.

2.2.2.9.3. WKF chấp nhận mặc giáp (cho tất cả các VĐV) và bảo vệ ngực đối với VĐV nữ.

2.2.2.9.4. Bảo vệ cẳng chân theo tiêu chuẩn WKF, một đấu thủ đeo màu đỏ và đấu thủ kia đeo màu xanh.

2.2.2.9.5. Bảo vệ bàn chân theo tiêu chuẩn WKF, một đấu thủ đeo màu đỏ và đấu thủ kia đeo màu xanh.

Bảo vệ hạ bộ không bắt buộc. Nếu dùng phải là loại được duyệt bởi WKF.

2.2.2.10. Không sử dụng kính đeo mắt. Có thể đeo kính áp tròng nhưng VĐV phải tự chịu trách nhiệm về sự rủi ro cho bản thân.

2.2.2.11. Cấm sử dụng đồ trang sức, quần áo hay trang bị không được phép.

2.2.2.12. Tất cả các trang bị bảo vệ phải được WKF công nhận.

2.2.2.13. Nhiệm vụ của trọng tài giám sát là phải đảm bảo rằng trước mỗi vòng đấu hay trận đấu các VĐV phải mặc đúng trang bị được phê duyệt. (Trong trường hợp tại giải vô địch châu lục, quốc tế hay quốc gia, các thiết bị được phê duyệt bởi WKF phải được chấp nhận không thể từ chối).

2.2.2.14. Việc sử dụng băng gạc, miếng bịt hay các vật trợ giúp do chấn thương phải được sự đồng ý của TTC dựa vào ý kiến bác sĩ của giải.

 

 

2.2.3 Đối với huấn luyện viên:

Trong suốt thời gian diễn ra giải đấu, HLV sẽ mặc quần áo thể thao của liên đoàn quốc gia họ và đeo thẻ HLV. Ngoại trừtại các trận đấu tranh huy chương[H12] chính thức của WKF, HLV nam cần phải mặc một bộ đồ đen, áo sơ mi và cà vạt - trong khi HLV nữ có thể chọn mặc áo đầm, đồ tây hay một sự kết hợp của áo khoác và váy màu tối. HLV nữ có thể dùng khăn trùm đầu vì lý do tôn giáo và phải là loại được WKF chấp nhận giống như TTC và TTP.

Giải thích:

1. Các VĐV chỉ được đeo 1 đai, đai đỏ là AKA và đai xanh là AO. Đai chỉ trình độ của VĐV không được phép đeo trong khi thi đấu.

2. Bảo vệ răng phải khít hàm.

3. Nếu VĐV vào thảm thi đấu mà ăn mặc không hợp lệ, VĐV này không bị truất quyền ngay, thay vào đó sẽ được cho một phút để sửa sang lại trang phục.

4. Nếu HĐTT đồng ý, các trọng tài có thể được phép cởi áo vét.

 

ĐIỀU 3: TỔ CHỨC THI ĐẤU KUMITE

3.1. Một giải thi đấu karate có thể bao gồm thi đấu Kumite và / hoặc thi đấu Kata. Thi đấu Kumite có thể chia thành thi đấu đồng đội (match) và thi đấu cá nhân (bout). Thi đấu cá nhân có thể chia ra theo các độ tuổi và hạng cân. Các hạng cân được chia ra theo các trận đấu. Thuật ngữ "trận đấu (đơn) - bout" còn là chỉ thi đấu Kumite cá nhân giữa từng cặp đối kháng.

3.2. Hệ thống đấu loại với hình thức đấu vớt (repechage) sẽ được áp dụng nếu không phải là giải đấu đặc biệt. Khi hệ thống đấu bảng (round-robin) được sử dụng, nó sẽ tuân theo cấu trúc được mô tả trong phục lục 14: VÍ DỤ VỀ ĐẤU BẢNG.[WU13] 

3.3. Thủ tục cân đo được quy định trong phụ lục 13: THỦ TỤC CÂN ĐO[H14] 

3.4. Trong thi đấu cá nhân không được phép thay VĐV khác sau khi đã nộp danh sách.

3.5. VĐV tham gia nội dung cá nhân hay đồng đội mà không có mặt khi được gọi thì sẽ bị truất quyền thi đấu (KIKEN) ở nội dung đó. Trong thi đấu đồng đội tỷ số cho lượt đấu không diễn ra sẽ được tính 8-0 nghiêng về đội khác. Truất quyền thi đấu bởi KIKEN có nghĩa là các VĐV sẽ bị loại ở nội dung đó, mặc dù nó không ảnh hưởng đến sự tham gia ở nội dung khác.

3.6. Đồng đội nam gồm 7 VĐV với 5 người thi đấu chính trong 1 vòng đấu. Đồng đội nữ gồm 4 VĐV với 3 người thi đấu chính thức trong 1 vòng đấu.

3.7. Các VĐV đều là thành viên của một đội. Không cố định VĐV dự bị.

Trước mỗi trận đấu, đại diện mỗi đội phải nộp lên bàn thư ký một bản danh sách chính thức ghi rõ họ tên và thứ tự thi đấu của các thành viên trong đội. Các VĐV được lựa chọn từ đội 7 người, hay 4 người, và thứ tự thi đấu của họ có thể được thay đổi ở mỗi vòng đấu, miễn sao thứ tự thi đấu mới phải được thông báo trước mỗi vòng đấu, nhưng một khi đã được thông báo rồi thì không được thay đổi cho đến khi vòng đấu kết thúc.

Một đội sẽ bị truất quyền thi đấu (SHIKKAKU) nếu như bất kỳ thành viên nào hoặc HLV của đội thay đổi thành phần đội hoặc thứ tự thi đấu mà không được đăng ký bằng văn bản trước khi vòng đầu diễn ra.

Trong thi đấu đồng đội, một VĐV bị thua khi nhận hình phạt Hansoku hoặc Shikkaku, bất cứ điểm nào mà VĐV bị truất quyền có được sẽ tính bằng 0 và tỷ số cho trận đấu này sẽ được tính 8-0 nghiêng về đội khác.[H15] 

Giải thích:

1. Một “vòng đấu” là từng giai đoạn riêng biệt của giải nhằm để cuối cùng xác định ai được vào chung kết. Trong vòng đấu loại đầu tiên sẽ loại ra 50% VĐV tính cả những VĐV được ưu tiên. Điều này có nghĩa vòng đấu được xem như tương đương với 1 giai đoạn đấu loại hay là đấu vớt (repechage). Thi đấu bằng cách loại trực tiếp (round robin) có nghĩa là trong 1 vòng đấu tất cả các VĐV sẽ phải đấu 1 trận với các VĐV còn lại[H16] .

2. Nhớ rằng thuật ngữ “Một trận đấu đơn (bout)” được hiểu là một trận đấu cá nhân giữa 2 VĐV. Trong khi đó “Một trận đấu đội (match)” hiểu là tổng số tất cả các trận đấu giữa các thành viên của hai đội.[H17] 

3. Việc sử dụng  tên gọi của VĐV có thể gây  khó khăn trong việc phát âm và nhận dạng. Do đó các số đeo của giải sẽ được phát và sử dụng.

4. Khi xếp hàng trước trận đấu, mỗi đội sẽ cử ra các VĐV chính thức cho vòng đấu đó. Những VĐV dự bị và HLV không được tính và sẽ ngồi ở khu vực dành riêng cho họ.

5. Để tham dự thi đấu, các đội nam phải có mặt ít nhất 3 VĐV và các đội nữ ít nhất có 2 VĐV tham gia. Đội nào có ít hơn số lượng VĐV theo quy định sẽ bị tước quyền thi đấu (Kiken).

6. Khi công bố truất quyền thi đấu bởi KIKEN trọng tài sẽ báo hiệu bằng cách chỉ ngón tay về phía của VĐV hoặc đội vắng mặt, hô ” Aka / Ao No Kiken ", sau đó hô “Aka/Ao no Kachi” và ra tín hiệu Kachi (thắng) cho đối thủ[WU18] .

7. Bản đăng ký thứ tự thi đấu do HLV hoặc 1 VĐV trong đội được chỉ định nộp. Nếu HLV nộp thì phải có chức danh rõ ràng, nếu không có thể bị từ chối. Bản đăng ký phải bao gồm tên quốc gia hay câu lạc bộ, màu đai được phát cho đội trong trận đấu đó và thứ tự thi đấu của các thành viên trong đội. Phải bao gồm cả tên và số đeo của các VĐV cùng chữ ký do HLV hay người được chỉ định.

8. Các HLV phải xuất trình giấy chứng nhận của họ cùng với các VĐV hoặc đội của mình tới bàn thư ký. Huấn luyện viên phải ngồi ở ghế được cung cấp và không được can thiệp vào hoạt động trơn tru của trận đấu bằng lời nói hay hành động.

9. Nếu có sai sót trong khi lập bản đăng ký, một VĐV không đúng lượt lên thi đấu thì không cần biết kết quả trận đấu thế nào, trận đấu này sẽ bị coi là không hợp lệ và bị huỷ bỏ. Để tránh những sai sót như vậy, VĐV thắng của mỗi trận đấu phải đến bàn điều hành ký xác nhận chiến thắng trước khi rời thảm đấu.

 

ĐIỀU 4: TỔ TRỌNG TÀI

4.1. Tổ trọng tài bao gồm 1 trọng tài chính (Shushin), 4 trọng tài phụ (Fukushin) và 1 trọng tài giám sát (Kansa).

4.2. Trọng tài chính, phụ và trọng tài giám sát[H19] của 1 trận đấu Kumite không được có

quốc tịch trùng, hoặc cùng một Liên đoàn Quốc gia[WU20] với các VĐV đấu trong trận đó.

4.3. Triển khai TTC,TTP và phân bổ thành viên tổ trọng tài

- Ở vòng đấu loại, để thuận tiện thư kí HĐTT sẽ nhờ kỹ thuật viên hệ thống phần mềm hiển thị danh sách TTC và TTP của mỗi sàn đấu lên hệ thống bản điện tử. Danh sách này được thư kí HĐTT thực hiện mỗi lần sau khi trận đấu của các VĐV kết thúc và cuối cuộc họp của các TT. Danh sách này sẽ chỉ bao gồm  các TT có mặt tại cuộc họp và phải tuân theo tiêu chí đã đề ra ở trên. Sau cuộc họp, kỹ thuật viên sẽ nhập danh sách vào hệ thống. 4 TTP, 1 TTC và 1 TTGS (KANSA) thuộc mỗi sàn đấu sẽ được triển khai thành 1 tổ trọng tài cho mỗi trận đấu một cách ngẫu nhiên.

- Ở các trận tranh huy chương, trọng tài trưởng sàn (TTTS) sẽ nộp danh sách cho chủ tịch (tổng thư kí) HĐTT và thư kí HĐTT danh sách 8 thành viên từ sàn của họ sau khi trận thi đấu cuối cùng tại vòng đấu loại kết thúc. Khi danh sách đã được chủ tịch HĐTT thông qua, nó sẽ được kỹ thuật viên phần mềm nhập vào hệ thống. Hệ thống sẽ chọn và triển khai ngẫu nhiên thành 1 tổ trọng tài mà trong đó chỉ lấy từ 5 trong số 8 thành viên từ mỗi sàn.[H21] 

4.4. Ngoài ra, để các trận đấu hoặc vòng đấu diễn ra 1 cách thuận lợi sẽ có thêm 2 TTTS, 1 trợ lý TTTS, 1 giám sát ghi điểm và 2 người ghi điểm được chỉ định. Ngoại lệ chỉ có ở các sự kiện Olympic khi đó chỉ có 1 TTTS.[H22] 

Giải thích:

1. Khi bắt đầu trận đấu Kumite, TTC đứng ngoài mép của thảm đấu. Đứng bên trái TTC là TTP số 1 và 2, bên phải là TTP số 3 và 4.

2. Sau khi nghi thức cúi chào nhau của các VĐV và tổ trọng tài, TTC lùi một bước, các TTC và TTP quay vào trong và cúi chào nhau sau đó tất cả về vị trí của mình.

3. Khi thay đổi tổ trọng tài, tổ trọng tài cũ ngoại trừ trọng tài giám sát (TTGS), về vị trí như ban đầu của trận đấu, cúi chào nhau, rồi cùng rời khỏi khu vực thi đấu.

4. Khi thay đổi một TTP, TTP mới bước đến chỗ trọng tài cũ, cùng cúi chào và đổi vị trí.

5. Trong các trận thi đấu đồng đội các trọng tài cần thiết phải có trình độ tương đương, vị trí của TTC và TTP có thể xoay vòng giữa các lượt đấu.

 

ĐIỀU 5: THỜI GIAN CỦA TRẬN ĐẤU

5.1. Thời gian của trận đấu Kumite được quy định là 3 phút đối với kumite nam thanh niên (cả đồng đội và cá nhân) và 2 phút đối với trận đấu dành cho nữ. Dưới 21 tuổi là 3 phút đối với nam và 2 phút đối với nữ. Lứa tuổi thiếu niên và trẻ là 2 phút.

5.2. Thời gian của trận đấu bắt đầu khi TTC ra hiệu bắt đầu, và dừng lại giữa chừng khi TTC hô "YAME".

5.3. Trọng tài bấm giờ sẽ ra hiệu bằng tiếng cồng hoặc chuông, để báo còn “15 giây nữa” hay “hết giờ”. Tín hiệu “hết giờ” sẽ báo kết thúc trận đấu.

5.4. Thời gian VĐV được nghỉ ngơi giữa các trận đấu bằng thời gian tiêu chuẩn của một trận đấu. Ngoại trừ trường hợp phải thay đổi màu trang phục thì thời gian được kéo dài đến 5 phút.

 

ĐIỀU 6: GHI ĐIỂM

6.1. Điểm ghi được sẽ bao gồm như sau:

a. IPPON: 3 điểm

b. WAZA-ARI: 2 điểm

c. YUKO: 1 điểm

6.2. Điểm được tính khi một kỹ thuật được thực hiện theo những tiêu chuẩn sau vào vùng ăn điểm:

a. Đòn thế đẹp

b. Tinh thần thể thao

c. Mạnh (có lực)

d. Ý thức phòng thủ (Zanshin)

e. Đúng thời điểm

f. Cự ly chuẩn

6.3. IPPON được dành cho những kỹ thuật sau:

     a. Các đòn đá Jodan

     b. Bất kỳ kỹ thuật ghi điểm nào được thực hiện khi đối thủ bị quật hoặc ngã.

6.4. WAZA-ARI được dành cho những kỹ thuật sau:

    a. Các đòn đá Chudan

6.5. YUKO được dành cho những kỹ thuật sau:

    a. Chudan hoặc Jodan Tsuki

    b. Chudan hoặc Jodan Uchi

6.6. Các đòn tấn công được giới hạn trong các vùng sau:

    a. Đầu

    b. Mặt

    c. Cổ

    d. Bụng

    e. Ngực

    f. Lưng

    g. Lườn

6.7. Một kỹ thuật ăn điểm được thực hiện vào đúng lúc có hiệu lệnh kết thúc trận đấu thì được coi là có giá trị. Một kỹ thuật cho dù có hiệu quả mà được thực hiện sau khi có lệnh tạm dừng hoặc chấm dứt trận đấu sẽ không được tính điểm và người thực hiện có thể còn bị phạt.

6.8. Không một kỹ thuật nào cho dù có chuẩn về mặt kỹ thuật sẽ không được tính điểm nếu như cả 2 đấu thủ ở ngoài thảm đấu. Tuy nhiên, nếu như một trong hai VĐV ra đòn chính xác mà vẫn còn ở trong thảm đấu và trước khi TTC hô "Yame" thì đòn đó sẽ được tính điểm.

Giải thích:

Để được tính điểm, một kỹ thuật thực hiện phải nằm trong vùng được ăn điểm như mục 6.6 ở trên. Đòn đánh phải được thực hiện đúng vào vùng quy định và phải đáp ứng 6 tiêu chuẩn tính điểm như mục 6.2 ở trên.

 



Nidan Hồ Nguyên Huy (Theo https://www.wkf.net/pdf/WKF)

Thuật ngữ

Tiêu chuẩn kỹ thuật



Gửi qua YM

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Gửi tin
Lên đầu trang

Tìm kiếm

FB: Suzucho Karate-Do Ryu


Tiện ích trên site



Lịch vạn sự

Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Bác Hồ