Tổ sư CHOJI SUZKI (Phan Văn Phúc) - (1919 – 1995)
03.06.2013 16:42
|
Sáng tổ Hệ phái Suzucho Karatedo Ryu Người đầu tiên gieo hạt giống Karatedo vào Việt Nam năm 1940 |
Ông sinh ngày 10-6-1919 ở Tagajo Shi Miyagiken miền bắc Nhật Bản và mất ngày 6-2-1995 tại tỉnh Miyagiken. Ông là anh cả của 04 anh em trong một gia đình có truyền thống tự lập, là sinh viên Đại học Y Khoa, ông vừa làm thêm ở một hãng xe ô tô ở thủ đô Tokyo đồng thời say mê nghiên cứu võ thuật và đạo Phật tại Nhật Bản. Ông được Thiền sư Kisa Buroo, trụ trì ngôi chùa Shiogama Shinza nổi tiếng tại Thành Phố Shiogama, Tỉnh Miyagiken
Ông sinh ngày 10-6-1919 ở Tagajo Shi Miyagiken miền bắc Nhật Bản và mất ngày 6-2-1995 tại tỉnh Miyagiken. Ông là anh cả của 04 anh em trong một gia đình có truyền thống tự lập, là sinh viên Đại học Y Khoa, ông vừa làm thêm ở một hãng xe ô tô ở thủ đô Tokyo đồng thời say mê nghiên cứu võ thuật và đạo Phật tại Nhật Bản. Ông được Thiền sư Kisa Buroo, trụ trì ngôi chùa Shiogama Shinza nổi tiếng tại Thành Phố Shiogama, Tỉnh Miyagiken (cạnh Thành Phố Tagajo Shi Miyagiken nơi ông sinh sống) khai ngộ, truyền dạy Karate Take No Uchi Ryu thuộc dòng Thiền Soto (Tào Động) do Thiền sư Dogen Kigen (1200-1253) sáng lập. Ông là một trong 03 cao đồ hiếm hoi của Đại sư Kisa Buroo. Năm ông 21 tuổi, ông đã đạt ngộ được võ công thì cũng là lúc phải gia nhập quân đội Thiên hoàng đi khắp nơi và cuối cùng là đến Việt Nam năm 1940. Kết thúc Đệ nhị thế chiến năm 1945, ông là một trong số binh lính Nhật không về nước mà ở lại Việt Nam tình nguyện tham gia mặt trận Việt Minh, huấn luyện những bài võ Karatedo chiến đấu đầu tiên cho bộ đội, du kích, tự vệ phục vụ vùng Liên khu bốn của Cách mạng. Năm 1952, ông chuyển công tác vào xưởng sản xuất dụng cụ y tế ở Quảng Ngãi. Ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Minh Lệ (Cô Năm) - Người nữ cứu thương của Liên khu năm gốc Tam Quan-Bình Định và lấy họ tên Việt là Phan Văn Phúc. Các con ông cũng được đặt tên theo quê ngoại: Phan Văn Minh Đức (Tokuo Suzuki), Phan Thị Ngọc Mỹ (Michiko Suzuki), Phan Văn Minh Ý (Eiji Suzuki). Ông sáng lập Hệ phái Suzucho Karatedo. Suzucho là
TỔ SƯ CHOJI SUZUKI HUẤN LUYỆN CHO ĐỘI DU KÍCH BA TƠ NĂM 1945 ghép từ họ Suzuki và tên của ông là Choji (Linh Mộc Trường Trị) hay Linh Trường, cũng có nghĩa là “Tiếng chuông vang xa”. Sau Hiệp định Geneve, ông ở trong đoàn quân tập kết ra Bắc, nhưng do phương tiện nên trễ, ông cùng gia đình về định cư ở Huế. Lúc bấy giờ việc mở lò dạy võ rất khó do chính quyền cấm đoán, muốn phát triển diện rộng phải dạy võ ở Ty cảnh sát thời ấy. Ông có phương tiện là chiếc xe Mobyllet màu vàng cũ kĩ và một căn hộ nhỏ hẹp, vỏn vẹn chỉ có hai phòng tập, một phòng giành cho Karatedo và một phòng giành cho Judo, tất cả không quá 200 m2 (ở dưới chân cầu Đông Ba) số 8 - Võ Tánh (hiện nay là đường Nguyễn Chí Thanh, Thành Phố Huế). Từ năm 1956, ông đã truyền thụ cho một số môn đồ tâm huyết làm nòng cốt. Đến năm 1963, võ đường Suzucho Karatedo Ryu Suzuki Dojo Noen mới chính thức hoạt động thu nhận môn sinh với môn qui rất nghiêm khắc, bằng phương pháp truyền thống rất phong phú, khoa học và thực dụng như phương pháp Tewaza, Te-Ashiwaza, Ukewaza, Oyodosa vv... Ngoài ra ông đã truyền thụ cho những học trò tâm đắc của ông Kỹ thuật Trấn môn đó là kỹ thuật Kumanote (riêng kỹ thuật đặc biệt này, người rèn luyện phải mất thời gian từ 2 đến 3 năm). Phương pháp đào tạo của ông cho một môn đồ lên đến Huyền đai đặc biệt ở chỗ là phát triển chuyên sâu sở đắc một trong các nội dung chương trình, như về kỹ thuật (Kihon), đối kháng (Kumite) kèm theo thuật sơ cứu (Kuatsu), quyền pháp (Kata) v.v... Hệ thống quyền pháp chính thì có 6 bài Yen, 3 bài Maki, là những bài quyền đặc dị của hệ phái. Yen mang ý nghĩa về sự giàu có, ở đây không những chỉ sự sung mãn vật chất mà cả giàu có tri thức. Maki là quyển (cuộn), mang ý nghĩa về sức mạnh tự thắp sáng để vượt qua những ghềnh thác trong phận người do phát triển tuệ giác. Cũng từ chiếc nôi này, học trò của ông không những rèn luyện đầy đủ yếu tố tinh thần và thể chất của Võ sĩ đạo mà còn lan tỏa do ứng dụng thành công tinh thần nghệ thuật Karatedo ở nhiều lãnh vực khác trong cuộc sống của họ. Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng năm 1975, tại Thừa Thiên Huế - chiếc nôi của nền Karatedo truyền thống, học trò xuất sắc của ông là Lê Văn Thạnh (03 nhiệm kỳ được Chưởng môn bổ nhiệm làm Trưởng tràng) - Đệ bát đẳng Karatedo Suzucho Ryu, Đệ ngũ đẳng Karatedo Shotokan Ryu, Trưởng tràng Hệ phái Suzucho Karatedo Ryu, Phó Chủ tịch Liên đoàn Karatedo Việt Nam, Huấn luyện viên Đội tuyển Karatedo Việt Nam, Trọng tài Quốc gia, Trưởng bộ môn Karatedo Thừa Thiên Huế, Chuyên gia Karatedo Đội tuyển Lào, tiếp nối bước thầy, ông đã khôi phục và phát triển phong trào với qui mô rộng lớn, đào tạo nhiều đội ngũ vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài Karatedo, đã giành nhiều rất nhiều huy chương vàng, bạc ở các giải Khu vực, Châu lục và Thế giới. Hiện nay, Hệ phái Suzucho Karatedo đã chuẩn hóa kỹ thuật hài hòa với bốn Lưu phái chính là: Shotokan Ryu (Tùng Đào Quán Lưu), Wado Ryu (Hòa Đạo Lưu), Shito Ryu (Mịch Đông Lưu) và Okinawa Goju Ryu (Cương Nhu Lưu) để cải tiến phương pháp huấn luyện và luyện tập được phát triển trên diện rộng phù hợp trong giai đoạn đất nước hội nhập và phát triển và quảng bá rộng rãi với quần chúng. Hệ phái Suzucho Karatedo vừa qua đã xuất bản bộ sách: “Giáo trình chuẩn hóa kỹ thuật quyền pháp Suzucho Karatedo Ryu”. Hệ phái Suzucho Karatedo có thể hoà trộn, thẩm thấu Karatedo Hiện đại và Karatedo Truyền thống để biết người, hiểu mình nhưng không đánh mất nét đặc trưng của Suzucho Karatedo Việt Nam. Hệ phái Suzucho Ryu đã tiến hành Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2007-2012) tại TP.Hồ Chí Minh, đã thống nhất 9 chương trình hành động cụ thể của nhiệm kỳ này với tinh thần đoàn kết, trí tuệ, sáng tạo, chủ động hội nhập và phát triển. Đại hội đã thông qua sửa đổi môn quy, quyết định kể từ nay hệ phái có tên gọi là Suzucho Karatedo Ryu (Linh Trường Không Thủ Đạo Phái), Tổ sư của Suzucho Karatedo Ryu: Choji Suzuki (Phan Văn Phúc), Chưởng môn đời thứ hai: Tokuo Suzuki (Phan Văn Minh Đức), Thư ký Chưởng môn: Hakura Suzuki (Ngô Văn Quý) và Trưởng tràng Suzucho Karatedo Ryu: Lê Văn Thạnh. .
(Theo Godan Phan Chi) |