>> TRANG CHỦ

Danh mục

 Giới thiệu

 Lịch sử Phát triển

 Tổ chức hệ phái

 Thông báo

 Bản tin hệ phái

 Tin Karate Việt Nam

 Tin Karate thế giới

 Võ đạo

 Kiến thức Karate

 Nhân vật hệ phái

 Thành viên hệ phái

 Danh bạ Karateka Sc

 Thư viện ảnh

 Danh từ kỹ thuật

 Video Tư liệu

 Kihon Karate

 Kỹ thuật Kata

 Kỹ thuật Kumite

 Binh khí Karate

 Xử lý chấn thương

 Kỷ yếu hệ phái


Hỗ trợ trực tuyến

Phone 0903.514.752

Trực tuyến trên site

 Khách: 017
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 017
 Hits 004420873
IP của bạn: 172.69.59.35

Bình chọn

Bạn đến với Sc Karate vì

 Rèn luyện sức khỏe
 Yêu thích võ thuật
 Mong muốn tự vệ
 Thành tích thể thao
 Tìm hiểu võ đạo Nhật bản
 Chỉ tình cờ
 Lý do khác



Kết quả
Những thăm dò khác

Bình chọn: 789
Thảo luận: 12


Tin tức Site được cập nhật vào: 2020-10-26 11:00:56
Học võ - Dạy võ
07.06.2013 05:03

Xem hình
Người xưa dạy rằng: “Tập võ chi đạo có thể được cường thân, mẫn trí. Một người tập võ thì được cường thân, một nhà tập võ thì được cường tộc. Đường lối của võ thuật trước tiên là phải trọng võ đức, muốn có võ đức phải hiểu rõ công lý, muốn hiểu rõ công lý thì phải có học vấn.

I. Học võ.

Người xưa dạy rằng: “Tập võ chi đạo có thể được cường thân, mẫn trí. Một người tập võ thì được cường thân, một nhà tập võ thì được cường tộc. Đường lối của võ thuật trước tiên là phải trọng võ đức, muốn có võ đức phải hiểu rõ công lý, muốn hiểu rõ công lý thì phải có học vấn.” Võ thuật là môn học rộng lớn, thâm sâu, có tính khoa học, nghệ thuật, giáo dục văn hoá truyền thống…

Võ là khoa học, nghệ thuật vì võ dạy cho con người phương pháp rèn luyện sức khoẻ, phát triển sức mạnh, ngăn ngừa bệnh tật theo khoa học giáo dục thể chất trong một nghệ thuật thần kỳ nuôi dưỡng tinh – khí – thần và nghệ thuật tự vệ, chiến đấu. Khoa học võ thuật đích thực có các nguyên lý cấu thành và liên hệ mật thiết với những khoa học tương cận như vật lý học, sinh học, y học, quân sự…Đặc biệt là triết học Đông phương.

Võ là giáo dục văn hóa truyền thống vì võ dạy cho người học biết nuôi dưỡng nhân tính và sống theo đạo lý trong một tôn chỉ rèn luyện nhân cách làm người.

Việc luyện tập võ thuật là một cuộc trường chinh để tự thắng chính mình, đưa con người đến sự giản dị, điềm đạm, khiêm tốn, đạt đến chân – thiện – mỹ trong cuộc sống. Chỉ có những ai không đi hết trọn con đường mới phải tự quảng cáo, khoe khoang, biện bạch. Trong tập sách Từ sinh lý đến dưỡng sinh, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã viết: “Tập vận động cho thân thể có nhiều cách, có những vận động tự nhiên như chạy, nhảy, bơi lội…thì ai cũng nên tập. Ngoài ra còn có các môn thể dục, thể thao tay không hay dụng cụ nhưng muốn rèn luyện để có các vận động điêu luyện thì tập võ là phương pháp hay nhất.”

Thật vậy, tuy võ thuật có đặc thù là chiến đấu nhưng tập võ còn là phương pháp tốt để nâng cao sức khỏe, qua đó con người có thể rèn luyện được nhiều đức tính quý báu như bền bỉ, chịu đựng, nhanh nhẹn, mưu trí, gan dạ và nhất là ở đỉnh cao người học võ thì khiêm tốn, điềm đạm, giản dị, giàu lòng vị tha và nhân ái. Thuật làm cho thân thể được khoẻ mạnh có rất nhiều. Biết được một thuật đủ để cho thân thể khoẻ mạnh và sống lâu. Võ thuật là một trong các nghệ thuật đó. Võ thuật không chỉ là loại hình vận động thể dục thể thao giản đơn mà còn là một hiện tượng văn hoá thần kỳ với những thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái… những công phu đặc dị, khí công, âm dương, ngũ hành, điểm huyệt, giải huyệt…

Do vậy cổ nhân thường ví võ học sâu như Đông hải, rậm rạp như rừng, mênh mông như biển cả. Võ thuật là giáo dục, văn hoá truyền thống, khoa học, quân sự, là phương pháp rèn luyện tu tập thể chất lẫn tinh thần và là môn học mang lại nhiều bổ ích. Đức Phật Thích Ca dạy các đệ tử rằng: “Đánh thắng vạn quân không bằng tự thắng chính mình, tự thắng mình là chiến công oanh liệt nhất”.

Tứ thư, Ngũ kinh là những bộ sách lớn, có giá trị trên nhiều phương diện, nhất là giáo dục. Chương thứ I, sách Đại học, bộ Tứ thư, luận về sự học viết:

Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện.
Tri chỉ, nhi hậu hữu định. Định, nhi hậu năng tĩnh. Tĩnh, nhi hậu năng an. An, nhi hậu năng lự. Lự, nhi hậu năng đắc.
Vật hữu bổn mạt; sự hữu chung, thuỷ. Tri sở tiên, hậu, tắc cận đạo hỹ.
Cổ chi dục minh minh đức ư thiên hạ giả, tiên trị kỳ quốc. Dục trị kỳ quốc giả, tiên tề kỳ gia. Dục tề kỳ gia giả, tiên tu kỳ thân. Dục tu kỳ thân giả, tiên chính kỳ tâm. Dục chính kỳ tâm giả, tiên thành kỳ ý. Dục thành kỳ ý giả, tiên tri kỳ tri. Trí tri tại cách vật.
Vật cách, nhi hậu tri chí. Tri chí, nhi hậu ý thành. Ý thành, nhi hậu tâm chính. Tâm chính, nhi hậu thân tu. Thân tu, nhi hậu gia tề. Gia tề, nhi hậu quốc trị. Quốc trị, nhi hậu thiên hạ bình.
Tự Thiên tử dĩ chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản. Kỳ bản loạn, nhi mạt trị giả, phủ hỹ. Kỳ sở hậu giả bạc, nhi kỳ sở bạc giả hậu, vị chi hữu giã.
Khang Cáo viết: “ Khắc minh đức”.
Thái Giáp viết: “Cố thị Thiên chi minh mệnh”.
Đế Diễn viết: “Khắc minh tuấn đức”. Giai tự minh giã.

Dịch nghĩa

Cái đạo của đại học là ở tỏ đức sáng, ở mới dân và ở chỗ chỉ ư chí thiện.
Trước hết phải biết mục đích, rồi sau mới quyết định, quyết định rồi bình tĩnh, bình tĩnh rồi sau mới vững được tinh thần. Tinh thần có vững mới nghĩ được những công việc cho đi đến kết quả.
Vật có gốc ngọn, việc có trước sau. Biết phân biệt thứ tự là gần với đạo vậy.
Người đời xưa muốn tỏ đức sáng cho thiên hạ biết thì trước khi trị nước phải lo cho yên nhà. Muốn lo cho yên nhà, trước hết phải sửa mình. Muốn sửa mình thì tâm phải ngay thẳng, ý chí phải thành thật. Muốn cho tâm được ngay thẳng, ý chí đươc thành thật, thì trước hết phải thông suốt vấn đề, phải hiểu lẽ sự vật.
Hiểu lẽ sự vật rồi sau mới thông suốt vấn đề, rồi ý chí mới thành thật. Ý chí thành thật rồi tâm mới ngay thẳng. Tâm ngay thẳng rồi thân mới sửa. Thân sửa rồi nhà mới yên. Nhà yên rồi sau nước mới trị. Nước có trị rồi thiên hạ mới bình được.
Từ Thiên tử cho đến người thường dân, ai ai cũng lấy sửa mình làm gốc cả. Gốc loạn mà ngọn yên không bao giờ có vậy. Cũng như chưa có ai đối với người hậu với mình mà xử bạc, đối với người bạc mà xử hậu.
Thiên Khang Cáo nói: Phải làm cho sáng đức.
Thiên Thái Giáp nói: Bao giờ cũng phải xét kỹ cái mệnh sáng của trời.
Thiên Đế Diễn nói: Phải sáng đức lớn.
Tất cả đều nói phải tự làm sáng đức mình vậy.
(Tạ Thanh Bạch dịch chú)

“Học võ là học đạo, trước tiên là đạo làm người, học võ còn để rèn luyện thân thể, lấy “dục thể, dục trí, dục đức” làm mục đích phấn đấu, bất luận trong hoàn cảnh nào, tinh thần thượng võ phải được tôn trọng. Người biết võ nên đóng góp công sức vào những việc ích nước lợi dân. Người giỏi võ mà kém trí đức chỉ là hạng võ biền hại người hại mình.” (Võ sư Hoắc Nguyên Giáp – Tinh võ môn)

II. Dạy võ

Thầy: tiếng gọi thiêng liêng, như tiếng gọi cha, gọi mẹ. Thầy là “sư phụ”, xưa quan niệm thầy là thiên chức không phải là nghề, thầy dạy chữ là giáo sư, thầy dạy võ là võ sư. Thầy là người có công ơn dạy dỗ, trau giồi, truyền đạt kiến thức, hun đúc ý chí, làm tấm gương soi rọi về nhân phẩm, đạo đức cho học trò noi theo mà nên người. Thành nhân là tôn chỉ của giáo dục. Dân gian có câu: “Không thầy đố mày làm nên”.

Người xưa quan niệm truyền thụ võ công là việc trang nghiêm, người học đến võ đường phải làm lễ nhập môn, bái tổ, bái sư. Nghi thức ấy xem ra cổ mà kính, đó là khởi nguồn của lễ. Võ thuật bắt đầu bằng lễ và kết thúc cũng bằng lễ. Chính từ những quan niệm xưa ấy mà thầy trò giữ lễ với nhau, lấy nhân nghĩa làm tiêu chí hành xử. Thầy sẽ là tấm gương soi trong sáng cho hậu thế, lời nói đi đôi với việc làm, tri hành hợp nhất. Ngoài khả năng chuyên môn, tư cách đạo đức, người thầy còn làm sáng lên nhân cách xử thế, người học nhìn vào mà noi theo.

Người xưa trọng tinh thần hơn vật chất, do vậy ít nghe chuyện khoe khoang, quảng cáo, công nghệ đánh phấn tô hồng chữ tôi, mà tâm niệm học võ là để phát huy chữ đức. Thầy quang minh lỗi lạc, chính trực công minh như tướng lĩnh can trường ngoài mặt trận. Chuyện dùng những thủ đoạn thấp hèn, độc quyền xưng bá đồ vương võ lâm là điều không có với những người thầy liêm sỉ. Thầy trượng phu, quân tử coi cuộc đời như thủy bạc, tình nghĩa đón đưa đôi bờ, bốn bể là nhà, đất trời là giang sơn. Văn hóa võ thuật như rừng cây có nhiều gỗ quý.

Thầy là sự mẫu mực, từ tri thức đến đạo hạnh. Dạy môn sinh bằng tâm đức, lấy lòng yêuthương, tâm huyết truyền thụ võ công, nên có câu: “danh sư xuất cao đồ”. Làm người thật khó, làm thầy thật khó hơn. Quan niệm xưa và nay bây giờ đã khác. Ngày xưa quan niệm: “Hữu xạ tự nhiên hương”, thầy giỏi và đức độ học trò tự “tầm sư học đạo”. Ngày nay kinh tế thị trường, quảng cáo tiếp thị là phương tiện giúp con người tìm đến nhau, nên có thầy đã tìm trò. Chính vì vậy mà nảy sinh chênh lệch đạo lý thầy trò, xã hội nhìn hình ảnh người thầy bằng một góc khác. Võ thuật là môn học đặc thù, trọng võ đức, nêu cao tinh thần thượng võ, thuyền trưởng chết theo tàu, tướng lãnh chết theo thành.

Dạy võ là dạy nhân cách sống, nhân cách hành xử:

- Điều thứ nhất là trong võ có đạo, đạo ở đây là đạo đức thuợng võ, đạo làm người, vì vậy người dụng võ trước tiên phải trọng võ đức, khi hành xử phải tự chủ, tự thắng chính mình để tránh được tối đa các kết quả xấu, ngoài ý muốn.

- Điều thứ hai là võ không chỉ đơn thuần là quyền cước, binh khí chiến đấu mà đỉnh cao của võ là trí tuệ, mưu lược, khôn ngoan, uyển chuyển, khi cần thì lên cao, lúc không cần thì xuống thấp, linh hoạt ẩn hiện như con rồng. Người đánh trăm trận trăm thắng chưa phải là người giỏi nhất, không đánh mà buộc đối phương phải hàng, tâm phục khẩu phục mới thật là người giỏi nhất.

- Điều thứ ba khi cần thiết phải dụng võ để chiến đấu tự tồn, mưu sinh thoát hiểm thì như mãnh hổ chốn rừng sâu, uy nghi, dũng cảm, cương quyết, tỉnh táo làm chủ trong mọi tình huống.

- Điều thứ tư là văn ôn võ luyện, võ là hơi thở hằng ngày, là hành trang vạn dặm, có như vậy thì sự học võ mới không hoài công vô ích.

- Điều thứ năm, là Thiên Mưu Công trong Tôn Tử Binh Pháp viết:
Biết người biết ta trăm trận không nguy;
Không biết người chỉ biết ta một được một thua;
Không biết người không biết ta hễ đánh là nguy.

Nhưng dù sao đi nữa thì: “Trong thế gian không có hương thơm nào bay ngược được chiều gió, chỉ có hương thơm đức hạnh mới có khả năng bay ngược chiều gió và tỏa ngát muôn phương”. (Kinh Pháp cú).

Thầy dạy võ là:
“Sổ hàng di biểu lưu thiên địa.                  Có nghĩa là:             Đôi hàng soi dấu lưu muôn thuở.
Nhất phiến đan tâm phó sử thi”.                                                    Một tấm lòng son tạc sử xanh
(Cổ thi)




(Theo Võ sư Trương Văn Bảo)



Gửi qua YM

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Gửi tin
Lên đầu trang

Tìm kiếm

FB: Suzucho Karate-Do Ryu


Tiện ích trên site



Lịch vạn sự

Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Mỗi ngày ta xét ba điều :
Làm việc cho ai có hết lòng không?
Đối với bạn có vẹn chữ tín không ?
Đạo thầy truyền có học không ?
Tăng Tử