Luật thi đấu kumite - Phần V
08.06.2013 04:06
- Các trọng tài giám sát điểm:
TT giám sát điểm vừa phải ghi điểm và vừa phải quan sát công việc của trọng tài thời gian và thư ký ghi điểm khi trận đấu đang diễn ra.
Giải thích:
1. Khi cả 3 TTP cùng ra ký hiệu như nhau hoặc cho điểm chỉ 1 VĐV thì TTC sẽ phải dừng trận đấu và thực hiện theo quyết định đa số. Nếu TTC không dừng trận đấu thì Kansa sẽ giơ cờ đỏ hoặc ra hiệu và thổi còi.
2. Khi cả 2 TTP cùng ra ký hiệu như nhau hoặc cho điểm chỉ 1 VĐV thì TTC sẽ cân nhắc ý kiến của họ nhưng có thể không cần dừng trận đấu nếu TTC cho rằng họ có nhầm.
3. Tuy nhiên, khi trận đấu được dừng lại, phải tuân theo phán quyết đa số. TTC có thể thuyết phục các TTP cân nhắc lại nhưng không thể ho phán quyết ngược với 2 TTP trừ khi TTC có được sự ủng hộ tích cực của Trọng tài thứ 3.
4. TTC có thể thuyết phục các TTP phán quyết lại khi ông ta tin chắc rằng họ có nhầm hoặc khi có đòn đánh vi phạm luật, ví như một đòn đánh quá mạnh, hoặc cho điểm cho VĐV đã ở ngoài thảm đấu (Jogai), hoặc khi TTC cho rằng điểm được tính là quá cao hay quá thấp.
5. Khi cả 3 TTP đưa ra những ý kiến khác nhau, TTC có thể ra quyết định mà có cùng ý kiến ủng hộ của một trong 3 TTP.
6. Khi hội ý (Hantei), ý kiến biểu quyết của TTC và mỗi TTP là có giá trị ngang nhau. Trong trường hợp ở trận đấu hiệp phụ (Enchosen) có kết quả hòa thì ý kiến TTC sẽ có quyền quyết định.
7. Các TTp chỉ được cho điểm khi thực sự họ nhìn thây. Nếu họ không chắc chắn đòn đánh thực sự tới vùng ăn điểm thì họ nên ra ký hiệu là không nhìn thấy (Mienai).
8. Vai trò của TT Kansa là phải khẳng định chắc chắn rằng cuộc đấu hoặc trận đấu được diễn ra đúngtheo luật thi đấu.Kansa ngồi đó không phải la việc thêm một TT phụ. Kansa không được biểu quyết và cũng không có quyền gì trong việc phán quyết ví như việc tính điểm hay không, hay là Jogai. Trách nhiệm duy nhất của Kansa là chỉ trong việc theo dõi sự phán quyết có tuân thủ theo luật hay không.
9. Trong trường hợp TTC không nghe thấy tiếng chuông báo hết giờ, TT giám sát điểm sẽ thổi còi báo.
10. Khi cần giải thích những điều cơ bản về một phán quyết sau trận đấu thì tổ trọng tài có thể nói với TT trưởng sàn, HĐTT hoặc Ban kháng nghị, còn lại không cần thiết giải thích cho bất cứ người nào khác.
Điều 13: Bắt đầu, tạm ngừng và kết thúc trận đấu
13.1. Các thuật ngữ và động tác được TTC và TTP sử dụng trong khi điều hành trận đấu sẽ được qui định trọng phụ lục 1 và 2.
13.2. TTC và TTP ở vào vị trí qui định và sau khi 2 VĐV cúi đầu chao nhau, TTC sẽ hô "Shobu hajime", trận đấu được bắt đầu.
13.3. TTC sẽ cho dừng trận đấu bằng việc hô "Yame" đồng thời sẽ ra lệnh cho VĐV trở về vị trí ban đầu (Moto no ichi) nếu thầy cần.
13.4. TTC trở về vị trí ban đầu và các TTP sẽ đưa ra ý kiến của mình bằng các ký hiệu. Trong trường hợp điểm được tính TTC sẽ phải nêu rõ VĐV (Aka hoặc Shiro), vùng tấn công (Chudan hoặc Jodan), kỹ thuật ăn điểm (Tsuki, Uchi hay Geri) rồi sau đó mới công bố điểm được tính cho đòn đánh đó cùng với hiệu lệnh tương ứng. TTC sẽ tiếp tục trận đấu bằng lệnh "Tsuzuketehajime".
13.5. Trong trận đấu khi một VĐV dẫn trước 8 điểm, TTC hô "Yame", yêu cầu 2 VĐV trở về vị trí ban đầu đồng thời TTC cũng trở về vị trí của mình. TTC sẽ công bố người thắng cuộc bằng cách giơ tay lên về phía VĐV chiến thắng và hô "Shiro" (Aka) Nokachi. Trận đấu đã kết thúc.
13.6. Khi trận đấu hết giờ, VĐV có số điểm nhiều hơn sẽ được tuyên bố là người thắng cuộc, TTC sẽ giơtay về phía người thắng cuộc và hô "Shiro" (Aka) Nokachi. Trận đấu kết thúc.
13.7. Khi trận đâu hết giờ và tỉ số điểm bằng nhau, hoặc là không có điểm, TTC sẽ hô "Yame" rồi trở về vị trí của mình, sau đó lùi ra ngoài thảm vf hô "Hantei" đồng thời thổi tiếng còi, TTC và các TTP sẽ cùng lúc đưa ra ý kiến, các TTP thì bằng cờ lệnh còn TTC thì giơ tay lên. Trong trường hợp việc biểu quyết là ngang nhau TTC sẽ công bố kết quả là hòa (Hikiwake) và một hiệp phụ được tiến hành (Enchosen).
13.8. Các TTP và TTC bình đẳng khi biểu quyết ở Hantei, ngoại trừ hết hiệp phụ Enchosen vẫn không phân định thắng bại thì TTC có thể dung quyền tối ưu để quyết định, chấm dứt việc hòa thêm nữa.
13.9. Khi gặp tình huống sau, TTC sẽ hô "Yame" để tạm dừng trận đấu:
13.9.1. 1 hoặc cả 2 VĐV ở ngoài thảm đấu.
13.9.2. Khi trọng tài chính yêu cầu VĐV chỉnh trang lại võ phục hoặc trang bị bảo vệ.
13.9.3. Khi VĐV vi phạm luật.
13.9.4. Khi TTC xét thấy 1 hoặc 2 VĐV không thể tiếp tục trận đấu vì chấn thương, đuối sức hoặc do các lý do khác. Theo ý kiến bác sĩ của giải, TTC sẽ quyết định trận đấu nên tiếp tục hay không.
13.9.5. Khi VĐV tóm đối phương mà không thực hiện đòn đánh ngay lập tức hoặc đòn quật trong vòng 2 đến 3 giây.
13.9.6. Khi 1 hoặc 2 VĐV ngã hay bị quật ngã mà không có đòn đánh nào được thực hiện trong vòng 2 đến 3 giây.
13.9.7. Khi cả 2 VĐV mắc chân nhau, sau bị ngã hoặc cố quật rồi bắt đầu vật nhau.
13.9.8. Khi cả 3 TTP ra cùng ký hiệu hoặc cùng cho điểm chỉ 1 VĐV.
Giải thích:
1. Khi bắt đầu trận đấu, trước tiên TTC gọi 2 VĐV vào vạch qui định vị trí ban đầu. Nếu VĐV bước vào thảm quá vội vã sẽ phải được nhắc nhở. Các VĐV phải cúi đầu chào nhau cho đúng, các gật đầu vội vã sẽ là thiếu lễ độ và không đúng yêu cầu. TTC có thể ra lệnh chào nhau nếu không VĐV nào tự động bằng cách ra hiệu bằng tay như trong phụ lục 2 của điều luật.
2. Khi tiếp tục trận đấu TTC phải để ý xem 2 VĐV có đứng đúng vị trí qui định và chuẩn bị thi đấu không.Các VĐV nhún nhảy hoặc không đứng yên phải được nhắc nhở trước khi trận đấu được tiếp tục. TTC phải cho tiếp tục trận đấu ngay không chậm trễ.
Điều 14: Sửa đổi
Chỉ có Ủy ban Thể thao, Liên đoàn Karate Thế giới cùng với sự đồng ý của Ban chấp hành Liên đoàn Karate Thế giới mới có quyền sửa đổi các Điều luật thi đấu.
CHƯƠNG II: LUẬT THI ĐẤU KATA
Điều 15: Thảm thi đấu Kata
15.1. Thảm thi đấu phải bằng phẳng và không có chướng ngại.
15.2. Thảm đấu phải đủ điều diện tích để trình diễn một bài quyền mà không bị gián đoạn.
Giải thích:
Để thích hợp cho việc trình diễn bài quyền yêu cầu thảm phải nhẵn và chắc chắn, thường là được dùngchung với thảm thi đáu kumite.
Điều 16: Trang phục chính thức
16.1. Các VĐV và trọng tài phải mặc đồng phcụ như đã qui định ở Điều 2 của Luật thi đấu Kumite.
16.2. Bất kỳ người nào không tuân theo quiđịnh này đều có thể bị truất quyền.
Giải thích:
1. Bộ trang phục thi đấu karate không được tung ra trong khi trình diễn bài quyền.
2. Các VĐV mặc võ phục không đúng quiđịnh sẽ cho phép 1 phút để chỉnh trang lại.
Điều 17: Tổ chức thi đấu Kata
17.1. Thi đấu kata gồm hai nội dung: đồng đội và cá nhân. Thi đấu đồng đội là thi đấu giữa các đội (gồm 3 VĐV một đội). Các đội chỉ được phép gồm toàn VĐV là nam hoặc toàn VĐV là nữ. Thi đấu kata cá nhân là thi đấu giữa các cá nhân dành cho nam riêng và dành cho nữ riêng.
17.2. Thi đấu theo thể thức đấu loại với Repechage.
17.3. Các VĐV sẽ phải trình diễn các bài quyền bắt buộc (Shitei) và các bài quyền tự chọn (Tokui) trong thi đấu. Các bài quyền phải thuộc các hệ phái mà WKF chấp nhận, đó là Goju, Shito, Shoto và Wado. Ở 2 vòng đầu tiên thì không cho phép (không chấp nhận) sự chỉnh lý nào về kỹ thuật. Danh bạ các bài tự chọn được ghi trong phụ lục 7.
17.4. Ở 2 vòng đầu tiên VĐV chỉ được phép chọn bài quyền thuộc trong danh bạ các bài bắt buộc. Không cho phép bất cứ một sự chỉnh lý nào về kỹ thuật cho các bài quyền này.
17.5. Ở các vòng đấu tiếp theo VĐV có thể chọn bài quyền trong danh bạ các bài tự chọn ở phụ lục 7. Sẽ chấp nhận sự chỉnh lý kỹ thuật của bài quyền theo hệ phái mà VĐV được huấn luyện.
17.6. Ở mỗi vòng đấu VĐV phải trình diễn bài quyền khác nhau, một khi bìa quyền đã trình diễn rồi thì không thể được lặp lại. Tuy nhiên, tùy thuộc vào số lượng trận đấu có thể ấn định thêm một vòng đấu loại, bài quyền của vòng loại này được chọn từ trong danh bạ các bài bắt buộc và có thể được trình diễn lại ở vòng sau.
17.8. Ở các trận chung kết của thi đấu kata đồng đội, hai đội vào chung kết sẽ trình diễn như thường lệ bài quyền tự chọn trong danh bạ các bài Tokui ở phụ lục 7. Sau đó hai đội sẽ phải biểu diễn phần phân thế về ý nghĩa của bài quyền đó (Bunkai). Thời gian cho phép trình diễn Bunkai là 3 phút.
Điều 18: Tổ trọng tài
18.1. Tổ trọng tài cho mỗi trận đấu sẽ do HĐTT hoặc TT trưởng sàn chỉ định.
18.2. Ngoài ra còn chỉ dịnh người ghi biên bản và phát thanh viên.
Giải thích:
1. Tổ trưởng tổ trọng tài điều hành trận đấu kata sẽ ngồi đối diện với VĐV, còn hai trọng tài kia sẽ ngồi ở bên phải và bên trái, hướng mặt vào trang thảm, ở vị trí 2m cách đường trung tâm của thảm đấu (được hình dung kẻ chia thảm ra thành 2 phần) và nằm về phía ra vào của VĐV. Cả 3 trọng tài đều được trang bị cờ đỏ và cờ xanh.
Điều 19: Tiêu chuẩn để quyết định
19.1. Bài quyền phải được VĐV trình diễn hết khả năng và thể hiện được ý nghĩa sâu xa theo ý niệm truyền thống mà nó chứa đựng. Để đánh giá sự trình diễn của VĐV trọng tài sẽ dựa vào các tiêu chuẩn sau:
19.1.1. Sự thể hiện chân thực ý nghĩa của bài quyền.
19.1.2. Hiểu được các kỹ thuật được dùng như thế nào (Bunkai).
19.1.3. Đúng lúc (timing), nhịp điệu, tốc độ, thăng bằng và độ tập trung lực (Kime).
19.1.4. Việc sử dụng hơi thở đúng, hợp lý để hỗ trợ kime.
19.1.5. Nhãn pháp chuẩn (Chankugan) và sự tập trung cao.
19.1.6. Tấn chuẩn (Dachi) bởi trọng tâm và chân di chuyển sát mặt sàn.
19.1.7. Thể hiện đan điền (Hara) hợp lý, không nhô lên nhô xuống khi di chuyển.
19.1.8. Thể hiện kỹ thuật chuẩn đặc trưng cho hệ phái.
19.1.9. Việc trình diễn còn được đánh giá với tư cách nhìn liên quan với một số điểm khác.
19.1.10. Thể hiện sự đồng đều trong thi kata đồng đội không nhờ vào các ám hiệu trợ giúp.
19.2. Ở hai vòng đấu đầu tiên, VĐV thể hiện sự chỉnh lý kỹ thuật của bài quyền thì sẽ bị truất quyền.VĐV mà dừng lại khi thực hiện bài quyền hoặc là biểu diễn một bài quyền khác với khi đọc tên thì sẽ bị truất quyền.
Giải thích:
1. Bài quyền (Kata) không phải là một điệu múa hay việc thể hiện mang tính sân khấu, nó được gắn liền với các giá trị và nguyên tắc mang tính truyền thống. Nó phải thể hiện được sự thật tính chiến đấu cũng như sự tập trung cao độ, sức mạnh và khả năng đích thực của đòn. Nó phải được thể hiện mạnh, có lực và tốc độ cũng như phong thái, nhịp điệu và sự thăng bằng.
2. Thi đấu kata đồng đội, 3 VĐV sẽ bắt đầu bài quyền bằng viêch quay mặt về cùng một hướng và về phía tổ trưởng tổ trọng tài.
3. Ba VĐV của đội phải thể hiện hết khả năng ở tất cả các khía cạnh cảu bài quyền cũng như phải đều.
4. Ra ám hiệu để bắt đầu và kết thúc việc trình diễn, dậm chân, vỗ vào ngực, tay, võ phục, thở ra không hợp lý đều được xem như là việc trợ giúp, nó sẽ được các trọng tài lưu ý tới khi đưa ra quyết định.
(Theo Uỷ ban thể dục thể thao) |