>> TRANG CHỦ

Danh mục

 Giới thiệu

 Lịch sử Phát triển

 Tổ chức hệ phái

 Thông báo

 Bản tin hệ phái

 Tin Karate Việt Nam

 Tin Karate thế giới

 Võ đạo

 Kiến thức Karate

 Nhân vật hệ phái

 Thành viên hệ phái

 Danh bạ Karateka Sc

 Thư viện ảnh

 Danh từ kỹ thuật

 Video Tư liệu

 Kihon Karate

 Kỹ thuật Kata

 Kỹ thuật Kumite

 Binh khí Karate

 Xử lý chấn thương

 Kỷ yếu hệ phái


Hỗ trợ trực tuyến

Phone 0903.514.752

Trực tuyến trên site

 Khách: 022
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 022
 Hits 004432676
IP của bạn: 172.70.100.50

Bình chọn

Bạn đến với Sc Karate vì

 Rèn luyện sức khỏe
 Yêu thích võ thuật
 Mong muốn tự vệ
 Thành tích thể thao
 Tìm hiểu võ đạo Nhật bản
 Chỉ tình cờ
 Lý do khác



Kết quả
Những thăm dò khác

Bình chọn: 789
Thảo luận: 12


Tin tức Site được cập nhật vào: 2020-10-26 11:00:56
Mối tương quan giữa vật lý và võ thuật
14.03.2015 04:54

Xem hình
Trong võ thuật, tốc độ và độ chính xác là một trong những yếu tố quan trọng nhất.
Đòn tấn công vào xương ức không thể hiệu quả bằng tấn công vào các mục tiêu dễ bị tổn thương hơn...
VẬT LÝ: Có rất nhiều khái niệm vật lý có thể liên hệ với võ thuật.


VẬT LÝ: Có rất nhiều khái niệm vật lý có thể liên hệ với võ thuật.

Luật quán tính

Định luật đầu tiên về chuyển động của Newton . Đối tượng đang trong trạng thái chuyển động đều có xu hướng giữ nguyên trạng thái đó, trừ khi một lực lượng bên ngoài tác động lên nó. Có thể thấy rõ điều đó ở côn nhị khúc và tam khúc. Lúc đầu côn nhị khúc chỉ là 2 thanh gỗ sử dụng tách rời, sau đó nó được gắn với nhau bằng xích và tỏ ra là một vũ khí rất lợi hại.

Sử dụng loại vũ khí này trong chiến đấu là rất khó khăn. Phần đầu của nó tích tụ tốc độ, quán tính và động năng. Khi tấn công, năng lượng truyền vào mục tiêu. Năng lượng còn lại chuyển hóa sang đầu bên kia. Phải cần nhiều kỹ năng và kinh nghiệm để kiểm soát côn trong chiến đấu.



Định luật về chuyển động thứ 2 của Newton. Lực đánh (F) bằng khối lượng (m) nhân với gia tốc (a).Vì vậy, gia tốc của đòn đánh càng lớn thì lực càng mạnh. Lưu ý ở đây có sự khác biệt giữa gia tốc và tốc độ. Các đòn Karate được huấn luyện sao cho mỗi đòn kết thúc ở khoảng một inch phía trong mục tiêu. Điều đó có nghĩa là đòn đánh chạm mục tiêu trước khi gia tốc của đòn giảm.


Động năng (KE) của đòn đánh liên hệ trực tiếp với tốc độ (v). Do tốc độ có mũ 2 nên nếu tốc độ gấp 2 thì động năng tăng gấp 4.

Kỹ năng
Vận tốc cao nhất (m/s)
Đấm thẳng (Teken Tsuki): 5.7-9.8
Búa thẳng (TateKen Tsuki) 10-14
Chém tay (Naname Shuto Uchi) 10-14
Đá thẳng (Mae Geri) 9.9-14.4
Đá vòng (Mawashi Geri9.9-14.4

Liên kết động năng.

Xưa nay người ta vẫn cho rằng năng lượng của con người được lấy từ Đất. Sự thật gần như thế. Bằng việc nhấn lên mặt đắt năng lượng chuyển trở lại cơ thể và vào mục tiêu. Sự kết nối vững chắc với mặt đất là một phần quan trọng làm tăng sự mạnh mẽ của đòn đánh.

Sự cân bằng và chuyển hóa năng lượng

Định luật chuyển động thứ 3 của Newton. Mỗi hành động đều gây ra cặp lực trực đối, có độ lớn bằng nhau nhưng ngược chiều. Khi đá, chân phải được rụt về cùng một tốc độ mà nó vung ra, kỹ thuật này sẽ tạo ra một sóng xung kích mà đi qua mục tiêu. Bạn có thể hình dung về lực/phản lực một cách hình tượng hơn: nếu bạn đấm một ai đó, họ có thể sẽ đấm trả lại.

VÕ THUẬT 

Chiêu thức

Trong võ thuật, tốc độ và độ chính xác là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Đòn tấn công vào xương ức không thể hiệu quả bằng tấn công vào các mục tiêu dễ bị tổn thương hơn chẳng hạn như cổ họng, mắt, hoặc bụng. Vị trí hay điểm tiếp xúc của đòn đánh cũng rất quan trọng, điểm tiếp xúc càng nhỏ thì lực công phá càng lớn. Thực nghiệm cho thấy, một đòn đá của Karate có thể tạo được một lực lên tới hơn 300kg tính trên mỗi centimet vuông. Nghiên cứu giải phẫu và sinh lý học cũng cho biết các vị trí nguy hiểm trên cơ thể. Một đòn tấn công vào nách có thể khiến đối phương bất tỉnh do nhiều dây thần kinh tập trung tại đó, nếu đòn tấn công đủ mạnh có thể gây tới tử vong.

Sử dụng lực

Sử dụng lực đúng cách rất quan trọng trong võ thật, cho dù đó là lực của bạn hoặc đối thủ. Một kỹ thuật được thực hiện đúng cách khi cơ thể nới lỏng và thư giãn. Tại thời điểm tiếp xúc với mục tiêu, toàn bộ cơ thể gồng căng tạo thành một làn sóng phát từ trong ra ngoài. Ngay sau khi tiếp xúc, cơ thể thư giãn một lần nữa. Điều này cho phép cơ thể bảo tồn năng lượng, và cũng khiến cho động tác của bạn không thể đoán trước.

St




Gửi qua YM

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Gửi tin
Lên đầu trang

Tìm kiếm

FB: Suzucho Karate-Do Ryu


Tiện ích trên site



Lịch vạn sự

Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Dùng thì đừng nghi, nghi thì đừng dùng.
Khổng Tử