>> TRANG CHỦ

Danh mục

 Giới thiệu

 Lịch sử Phát triển

 Tổ chức hệ phái

 Thông báo

 Bản tin hệ phái

 Tin Karate Việt Nam

 Tin Karate thế giới

 Võ đạo

 Kiến thức Karate

 Nhân vật hệ phái

 Thành viên hệ phái

 Danh bạ Karateka Sc

 Thư viện ảnh

 Danh từ kỹ thuật

 Video Tư liệu

 Kihon Karate

 Kỹ thuật Kata

 Kỹ thuật Kumite

 Binh khí Karate

 Xử lý chấn thương

 Kỷ yếu hệ phái


Hỗ trợ trực tuyến

Phone 0903.514.752

Trực tuyến trên site

 Khách: 040
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 040
 Hits 004424941
IP của bạn: 172.70.127.46

Bình chọn

Bạn đến với Sc Karate vì

 Rèn luyện sức khỏe
 Yêu thích võ thuật
 Mong muốn tự vệ
 Thành tích thể thao
 Tìm hiểu võ đạo Nhật bản
 Chỉ tình cờ
 Lý do khác



Kết quả
Những thăm dò khác

Bình chọn: 789
Thảo luận: 12


Tin tức Site được cập nhật vào: 2020-10-26 11:00:56
Tâm pháp Karate
08.06.2013 16:43

Xem hình
Các võ sư Không Thủ Đạo trong các buổi giảng huấn thường hay nói tới câu " Mizu No Kokoro" nôm na là Tâm phẳng lặng như mặt nước.

Thật vậy, hãy quan sát mặt nước trong một trong một cái ao hay hồ; nếu nước trong vắt và an tĩnh thì mặt hồ nước sẻ phản chiếu mọi sự vật chung quanh như một tấm gương, trái lại nếu nước bị giao động thì sự phản chiếu bị sai lệch.

Trong sự luyện tập Không Thủ Đạo, môn sinh phải tưởng tượng tâm của mình phải an tĩnh như mặt nước của hồ, thấy tất cả sự vật chung quanh một cách chính xác như thị giác. Cũng như mặt nước của hồ phản chiếu mọi sự vật chung quanh trong chu vi của hồ nước, tâm của môn sinh Không thủ đạo cũng phải như thế. Và khi đạt được trạng thái yên lặng tâm của môn sinh sẻ cảm nhận thức mọi sự việc thích đáng với ngoại cảnh và như thế sẻ cảm nhận được tất cả cử động của đối thủ.

Nếu môn sinh không tập trung tinh thần để tâm bị giao động giống như ném hòn đá xuống mặt hồ nước, sự an tĩnh của hồ nước sẽ bị giao động không còn phản chiếu sự việc như thị giác mà sẻ bị thay đổi. Môn sinh sẻ không còn thấy hay nhận thức được đòn thế của đối thủ và thời gian phản ứng (thủ hay phản công) sẻ bị chậm đi.

Tâm sáng như Mặt Trăng ( Tsuki no Kokoro)

Ánh sáng rọi chiếu của mặt trăng khác biệt hơn ánh nắng của mặt trời. Ánh nắng của mặt trời có thể làm chóa mắt trong khi đó ánh sáng của trăng phản chiếu một cách nhẹ nhàng và ánh sáng đó chiếu trải đều trên khắp tất cả sự vật.

Sưu tầm
Cái Tâm của môn sinh Không thủ đạo như mặt trăng có ngụ ý là môn sinh phải nhìn thấu đối thủ một cách toàn diện, cái nhìn phải trải đều chứ không thể chú tâm nhìn vào một phần của đối thủ như chú tâm vào đôi tay hay đôi chân của đối thủ. Nếu chỉ nhìn như thế ,một phần của đối thủ, sẻ làm cho tâm của môn sinh dể bị chi phối và khi đối thủ tấn công, phản úng sẽ chậm hơn và sự thất bại sẽ không tránh khỏi.

Nhất tiễn xuyên thạch Ikken Hisatsu (One-Punch Death-Blow)

Trong sự luyện tập Không thủ đạo môn sinh thường hay nghe các võ sư dạy mỗi một đòn thế đành ra phải là đòn "chí tử", đòn cuối cùng nếu đánh không trúng thì phải chết! Chính vì thế khi luyện tập mỗi đòn thế đánh ra phải cân nhắc giửa sanh và tử và sẻ không bao giờ có cơ hội may mắn thứ hai. Để đạt được trình độ nầy, phải luyện tập với chủ tâm là mỗi đòn thế đánh ra phải là một đòn "chí tử" cuối cùng! Mổi thế đở hay công phải được tập thuần thục với một cường độ khi một đòn thế đánh ra địch thủ trúng đòn phải gục ngã!. Dĩ nhiên, sự luyện tập Không thủ đạo thời nay không còn chủ tâm là để "giết" một ai nữa, tuy nhiên phải tập luyện trong chiều hướng đó với một sự cẩn trọng nghiêm trang phát huy sức mạnh tinh thần, đạt đến sự tự chủ của thể lực và kỹ thuật đồng thời cũng là phương thức quán chiếu thâm sâu vào bản tính của người võ sĩ Không thủ đạo.

Công và Thủ là Một ( Kobo Itchi)

Người môn sinh Không thủ đạo khi luyện tập nghĩ rằng một thế đấm, một đòn đá là công và một thế đỡ là thủ, môn sinh đó chưa nắm vững ý nghĩa sâu sắc của kỹ thuật đang tập luyện. Nên nhớ sự "làm" hay thực tập những kỹ thuật Không thủ đạo quan trọng hơn là lý thuyết hóa chúng. Kobo Itchi là châm ngôn nhắc nhở môn sinh phải cố gắng thực tập hơn là lý luận hoặc "suy nghĩ" về đòn thế quá nhiều mà quên đi mục đích chính: hãy luyện tập không ngừng cho đến khi mỗi đòn thế tự nó trở thành công và thủ, một bản năng thứ hai.

Tâm và Kỹ Thuật là Một (Shingi Ittai)

Nếu tâm của môn sinh Không thủ đạo bị "vướng mắc" hoặc bị giao động hoặc chăm chú vào một việc gì hay suy nghĩ hay lo sợ , tâm không an tịnh như mặt nước trong hồ sẻ phản ảnh qua phần thực tập các kỹ thuật. Tất cả những suy nghĩ xâm nhập vào tâm tạo một sự "ngập ngừng" và sự ngập ngừng này sẽ được thấy, trên hai phương diện, sự phản ứng khi môn sinh bị tấn công và ngay trong kỹ thuật phản công.

Rất quan trọng cho môn sinh phải thực tập "làm cho trống không" tâm của mình hoàn toàn và sẵn sàng phản ứng nhanh nhẹn trong mọi trường hợp công cũng như thủ một cách "tự nhiên", kỹ thuật phải được xuất phát từ trung điểm của thân, tâm và ý.

Tàng tâm (Isshin - Zanshin )

Trong tâm pháp Không thủ đạo các môn sinh thường nghe tới thuật ngữ zanshin khi luyện tập các kỹ thuật .Zanshin là cái tâm ví như đại dương lúc nào cũng trong trạng thái di động. Isshin là tâm ví như làn sóng có mục đích và một hướng mà thôi , lôi cuốn đi tất cả những gì nó đi qua.

Ý tưởng là lúc nào cũng giữ tâm được tỉnh thức, phòng bị, năng động như đại dương và để cho isshin (làn sóng) tự hiển hiện ra trong khi thực tập thi triển các kỹ thuật, và ngay sau đó trở về trạng thái zanshin.

Điều quan trọng nhất : trau giồi, đào luyện tinh thần zanshin vì isshin là một phần ẩn trong zanshin.

(Mắt và Tâm phải cùng thấy) Kan-Ken Futatsu No Koto

Ken là mắt thấy bề ngoài của sự vật - thấy sự vật nhờ ánh sáng phản chiếu vào vật đó. Kan là tâm thấy xuyên qua bề ngoài của sự vật và nhận thức được "tự tánh" của sự vật đó. Trong võ đường, khi luyện song đấu, môn sinh đều nhìn thấy được đối thủ và thấy những gì đối thủ làm, nhưng trong tâm pháp Không thủ đạo, sự luyện tập có thể giúp môn sinh thấy "xa hơn nữa" những gì đôi mắt có thể thấy một cách bình thường hiển nhiên. Với sự tập luyện đứng đắn đúng phương pháp, môn sinh có thể nhìn thấu ý định của đối thủ, và trong nhiều trường hợp môn sinh có một phản ứng phản công kịp thời trước khi đòn tấn công được tung ra.

Bình tâm (Heijo Shin)

Môn sinh Không thủ đạo phải luyện tập một cái Tâm bình thản , một tinh thần lúc nào cũng sẵn sàng cương quyết trong mọi trường hợp dù là đang lo công việc hằng ngày, hay đang luyện tập trong võ đường, hoặc bất cứ trong mọi nghịch cảnh.

Nếu tâm của môn sinh lúc nào cũng "trống không", không có lo sợ, ảo ảnh và bối rối, môn sinh sẻ có thể phản ứng tức thì và tự nhiên trong mọi trường hợp. Nếu không, khi gặp nghịch cảnh hay trong một trận đấu, tâm của môn sinh không được thanh tịnh phải bỏ ra một "thời gian ngắn " để làm cho tâm "trống không", "thời gian phụ trội" đó là sự khác biệt giữa sinh và tử.
Các giai đoạn: Shu, Ha, Ri

Trong Không thủ đạo và các môn võ khác của Nhật Bản, tiến trình tập luyện được chia làm ba giai đoạn. Đó là Shu, tuân theo truyền thống và phương pháp tập luyện; Ha, "thay đổi" (phương pháp tập luyện,hay cách giảng dạy môn sinh) cho phù hợp với trình độ và kinh nghiệm; Ri, vượt qua truyền thống.
Khi một môn sinh Không thủ đạo được chấp nhận, họ phải tuân theo sự giảng huấn của các võ sư không được sửa đổi kỹ thuật hay phương pháp tập luyện; họ phải khổ luyện. Các chiêu thức căn bản đòi hỏi ở môn sinh một kỹ luật cao độ về thể xác và tinh thần.Thời gian này,Shu, có thể kéo dài từ 2 đến 5 năm tùy theo trình độ và khả năng của mỗi môn sinh.

Một khi đã qua giai đoạn Shu, các thế và lý thuyết căn bản được nắm vững, môn sinh phải có một sự thay đổi, có nghĩa là các chiêu thức kỹ thuật phải được thích hợp theo cơ thể của mỗi môn sinh. Tùy theo cơ thể và thể lực của mỗi môn sinh, như cao,thấp, nặng, nhẹ, mà mỗi môn sinh phải "tu chỉnh" phương thức tập luyện cho chính mình; có thể nói là mỗi môn sinh "cá nhân hóa" kỹ thuật cách thức đi quyền, cách thức tung đòn. v.v. Thời gian của giai đoạn Ha nầy có thể kéo dài từ 5 đến 10 năm hoặc lâu hơn nữa!

Giai đoạn cuối Ri được xem như giai đoạn "trác tuyệt".

Môn sinh đã đạt tới sự hiểu biết rõ ràng, cặn kẽ các kỹ thuật và triết lý của môn võ. Trong khi hai giai đoạn Shu, Ha được phần đông các môn sinh sau một thời gian dài khổ luyện đạt tới ,giai đoạn Ri thường chỉ có các danh sư thật sự hiến dâng cả đời mình cho võ đạo mới đạt mục đích.
 






Gửi qua YM

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Gửi tin
Lên đầu trang

Tìm kiếm

FB: Suzucho Karate-Do Ryu


Tiện ích trên site



Lịch vạn sự

Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
Bác Hồ